5 lời khuyên về kỹ năng quản lý nhân sự để doanh nghiệp giữ chân nhân tài

Chìa khóa chủ chốt để điều hành doanh nghiệp là quản lý nhân sự hiệu quả. Có một số dẫn chứng về tỷ lệ không hài lòng với công việc trong các công ty đang ở mức cao, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân sự do nhân viên cảm thấy bất mãn và quyết định nghỉ việc. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số lời khuyên hữu ích để doanh nghiệp có thể giữ chân nhân tài.

Giữ chân được nhân tài vô cùng quan trong trong việc quản lý nhân sự hiệu quả

Giữ chân được nhân tài vô cùng quan trong trong việc quản lý nhân sự hiệu quả

>>> Quy trình quản lý nhân sự với 8 bước không thể bỏ qua

Thực trạng quản lý nhân sự - Những con số biết nói 

Một trong những chỉ số đánh giá về khả năng quản lý nhân sự của doanh nghiệp là chỉ số hài lòng với công việc đang làm. Một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Quản lý Nhân sự quốc gia (SHRM) đã chỉ ra rằng khoảng 25% nhân viên phản hồi rằng họ không hài lòng với công việc hiện tại của mình. Họ có thể bày tỏ sự không hài lòng với môi trường làm việc, quan hệ đồng nghiệp, phúc lợi và cơ hội phát triển.

Một nghiên cứu khác của Tạp chí Khoa học Xã hội và Kinh tế (ICESR) cho thấy tỷ lệ không hài lòng với công việc trong công ty có thể lên tới 30%. Mà các nguyên nhân chính là do áp lực công việc quá lớn, sự thiếu tôn trọng hay sự công bằng từ quản lý, thiếu cơ hội thăng tiến và sự không hài lòng về mức lương, phúc lợi của họ.

Tuy tỷ lệ không hài lòng với công việc còn khá cao, nhưng các tổ chức công ty có thể cải thiện môi trường làm việc và các yếu tố khác để giảm tỷ lệ này. Các nhà quản lý có thể xây dựng chính sách tốt hơn trong việc quản lý nhân sự, cung cấp cơ hội phát triển và thăng tiến rõ ràng, cải thiện mức lương và phúc lợi, tạo ra một môi trường làm việc tôn trọng và công bằng.

>>> Quản lý nhân sự - Chìa khóa để doanh nghiệp phát triển vững chắc

Những lời khuyên cần thiết giúp giữ chân nhân tài

Dưới đây là một số lời khuyên giúp doanh nghiệp giữ chân những nhân sự có năng lực.

1. Tạo môi trường làm việc tốt

Định hướng cách quản lý nhân sự hiệu quả đầu tiên, chắc chắn phải nhắc đến môi trường làm việc. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển, cống hiến trong công việc của nhân viên, cùng với sự công bằng và đáng tin cậy từ phía lãnh đạo.

  • Tạo ra một môi trường thoải mái và an lành: Đảm bảo rằng nơi làm việc là một môi trường thoải mái với ánh sáng tự nhiên, giảm tiếng ồn và thông gió tốt. Điều này giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, tập trung hơn vào công việc.
  • Xây dựng một môi trường văn hóa công ty tích cực: Khuyến khích sự sáng tạo, sự cống hiến và khám phá của nhân viên trong việc thể hiện các ý tưởng mới, đảm bảo rằng những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp qua các hoạt động kinh doanh. Khuyến khích sự tôn trọng và hỗ trợ giữa các đồng nghiệp cùng công ty, đội nhóm. Tạo điều kiện cho việc chia sẻ ý kiến, kỹ năng và kinh nghiệm giữa các nhân viên để họ có thể học hỏi, phát triển lẫn nhau.
  • Đảm bảo công bằng và công việc có ý nghĩa: Đối xử công bằng với nhân viên, công nhận công sức và đóng góp của họ. Cung cấp công việc có ý nghĩa, thúc đẩy sự phát triển cá nhân của nhân viên.
  • Tạo ra bầu không khí làm việc tích cực: Khuyến khích sự sáng tạo và đóng góp của nhân viên bằng cách tạo ra một bầu không khí làm việc tích cực. Tạo ra những sự kiện sôi động, hoạt động gắn kết để thúc đẩy tinh thần làm việc và sự hợp tác trong đội ngũ.

2. Cung cấp lợi ích hấp dẫn

Quy trình quản lý nhân sự có nhiều vòng lặp, mà việc cung cấp các lợi ích hấp dẫn cũng là một trong những yếu tố quan trọng được thúc đẩy liên tục.

  • Tiền lương và phúc lợi: Công ty nên cung cấp mức lương cạnh tranh và phúc lợi hấp dẫn như bảo hiểm sức khỏe, ăn uống, hưu trí, hỗ trợ học phí các khóa đào tạo, các chính sách phúc lợi gia đình...
  • Thu nhập và phần thưởng linh hoạt: Cho phép nhân viên có sự lựa chọn, kiểm soát về cách nhận được các khoản thu nhập và phần thưởng dựa trên năng lực, thành tích cá nhân.
  • Hình thức làm việc: Có nhiều doanh nghiệp đưa ra chính sách cho phép nhân viên làm việc từ xa hoặc có thời gian làm việc linh hoạt. Điều này giúp nhân viên cân bằng cuộc sống công việc và cá nhân của mình, từ đó tạo động lực, sự hài lòng trong công việc.
  • Phát triển nghề nghiệp và thăng tiến: Cung cấp chính sách, lộ trình thăng tiến cụ thể, cho phép nhân viên có sự lựa chọn và kiểm soát quá trình phát triển của bản thân để nhận về đúng hiệu suất, năng lực.

3. Đầu tư vào phát triển nhân viên

Việc tăng cơ hội nghề nghiệp và đào tạo nhân viên cũng rất là quan trọng. Cung cấp các khóa đào tạo hay cơ hội phát triển cá nhân giúp nhân viên nâng cao kỹ năng và khả năng của mình. Điều này không chỉ giữ chân nhân tài, cho họ cảm giác được đánh giá cao và phát triển trong công việc, mà còn tạo ra một đội ngũ tài năng, nhiệt huyết.

Nó đem lại một số lợi ích chính cụ thể:

  • Nâng cao năng lực: Giúp tăng năng suất làm việc, chất lượng công việc, từ đó nâng cao hiệu suất và sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Khám phá tiềm năng: Các khóa đào tạo và cơ hội phát triển giúp nhân viên khám phá, phát triển tiềm năng của mình. Điều này tạo động lực và sự cam kết cho nhân viên, giúp họ đóng góp tốt hơn vào thành công của doanh nghiệp.
  • Gắn kết và giữ chân nhân viên: Xây dựng cơ hội phát triển giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, tăng sự gắn kết, giữ chân nhân viên, tránh tình trạng mất nhân viên tài năng, tiết kiệm chi phí tuyển dụng, đào tạo mới.
  • Đổi mới và sáng tạo: Các khóa đào tạo và cơ hội phát triển khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo trong doanh nghiệp. Nhân viên sẽ trang bị kiến thức, công cụ mới để nghĩ ra ý tưởng mới và giải quyết các thách thức, từ đó tạo ra sự phát triển, tăng trưởng cho doanh nghiệp.
  • Xây dựng hình ảnh công ty: Với sự đầu tư vào việc phát triển nhân viên, doanh nghiệp trở nên hấp dẫn hơn đối với các ứng viên tiềm năng, tạo dựng hình ảnh một công ty chú trọng vào sự phát triển và sự nghiệp của nhân viên.

>>> Top 5 sai lầm trong việc đào tạo nhân sự mới

4. Giao tiếp hiệu quả giữa lãnh đạo và nhân viên

Theo đuổi ngành quản lý nhân sự sẽ nắm được nguyên tắc giao tiếp hiệu quả với các nhân viên. Cần thiết lập một quy trình giao tiếp mạnh mẽ, đặt lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân viên, thể hiện sự quan tâm, tạo ra một môi trường làm việc cởi mở, đồng thuận.

Giao tiếp hiệu quả giữa lãnh đạo và nhân viên có nhiều lợi ích quan trọng đối với doanh nghiệp, bao gồm:

  • Xây dựng sự hiểu biết: Giao tiếp hiệu quả giúp các lãnh đạo và nhân viên hiểu rõ những mục tiêu, kế hoạch, yêu cầu của công ty. Điều này giúp tạo ra một tầm nhìn chung và đảm bảo tất cả mọi người cùng hướng đến mục tiêu chung.
  • Tạo sự đồng thuận: Khi giao tiếp hiệu quả, lãnh đạo có thể diễn đạt ý kiến, quan điểm của mình một cách rõ ràng và thân thiện, giúp nhân viên hiểu, đồng ý với quyết định được đưa ra. Điều này giúp tạo ra sự đồng thuận và cảm nhận sự công bằng trong công việc.
  • Hứng khởi làm việc tích cực: Một môi trường làm việc mở và chân thành giúp nhân viên có thể tự do chia sẻ ý kiến, đề xuất hay phản hồi một cách thoải mái. Điều này tạo cơ sở cho sự sáng tạo và tận hưởng công việc, giúp nâng cao hiệu suất, tăng cường lòng trung thành.
  • Giải quyết vấn đề nhanh chóng: Một giao tiếp hiệu quả giữa lãnh đạo và nhân viên giúp phát hiện, giải quyết các vấn đề nhỏ trước khi chúng trở thành vấn đề lớn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực của công ty và giữ được hiệu suất làm việc cao.
  • Xây dựng lòng tin: Khi mọi người cảm thấy được lắng nghe, được đối xử công bằng, họ sẽ tin tưởng vào quyết định và chỉ đạo của lãnh đạo. Điều này tạo nên một môi trường làm việc an lành, thúc đẩy sự phát triển cá nhân và tổ chức.

5. Xây dựng một lãnh đạo xuất sắc

Đào tạo và phát triển kỹ năng lãnh đạo cho những người quản lý sẽ có vai trò quan trọng trong việc giữ chân nhân viên, tạo sự ủng hộ và lòng tin từ họ:

  • Định hướng và sự ủng hộ: Người quản lý giỏi sẽ đảm bảo rằng nhân viên có đủ tài nguyên và đào tạo cần thiết để làm việc hiệu quả. Điều này giúp nhân viên cảm thấy tự tin, có khả năng đạt được mục tiêu cá nhân và công việc.
  • Xây dựng mối quan hệ tốt: Lãnh đạo có thể lắng nghe, quan tâm tới quan điểm và ý kiến của nhân viên, tạo điều kiện cho sự tham gia, đóng góp tích cực, góp phần tăng sự gắn kết và sự cam kết dài hạn của nhân viên.
  • Tạo ra mục tiêu hấp dẫn: Lãnh đạo giỏi sẽ biết cách thúc đẩy nhân viên đạt được các mục tiêu đặt ra. Bằng cách xác định mục tiêu rõ ràng, các hướng dẫn cần thiết, tạo động lực bên trong nhân viên.

Những yếu tố này tạo ra một môi trường làm việc tích cực, giúp nhân viên cảm thấy đồng lòng và cam kết với công ty.

 

>>> Phần mềm quản lý nhân sự tiền lương hiệu quả

Lựa chọn một giải pháp phần mềm quản lý nhân sự để hỗ trợ quản lý hiệu quả.

Lựa chọn một giải pháp phần mềm quản lý nhân sự để hỗ trợ quản lý hiệu quả

Một phần mềm quản lý nhân sự tiền lương sẽ là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp quản lý nhân sự hiệu quả. Từ khâu tuyển dụng, hợp đồng, đào tạo, chấm công, tính lương,…đến việc cập nhập và lưu giữ thông tin nhân sự trong quá trình công tác tại công ty.

Tham khảo thêm về Phần mềm quản lý Nhân sự - Tiền lương SIS HRM.

 

Để xây dựng các báo cáo phần mềm quản lý nhân sự, đánh giá hiệu quả làm việc, hiệu suất nhân viên chi tiết, vui lòng liên hệ với S.I.S Việt Nam qua số hotline 0912.210.210, hoặc để lại thông tin cần tư vấn trên website www.sis.vn/lien-he.

 

Hy vọng những lời khuyên trên sẽ giúp các quản lý giữ chân nhân sự trong doanh nghiệp của mình. 

Xem thêm các bài viết khác
  • Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính trong quý năm 2023
  • Tập huấn Hộ Kinh doanh tại Tiên Lữ, Hưng Yên về các Thông tư mới và công cụ phần mềm hỗ trợ
  • 6 bước trong quy trình quản lý sản xuất hiệu quả
  • Lập kế hoạch sản xuất vẫn là rào cản của doanh nghiệp thực phẩm đồ uống
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?