Trường hợp nào ngừng sử dụng hóa đơn điện tử?

Trong một số trường hợp đặc biệt, tổ chức,cá nhân kinh doanh sẽ phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Vậy các trường hợp nào doanh nghiệp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử và trình tự thực hiện các bước như thế nào? Hãy cùng S.I.S tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử

Tìm hiểu về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử  

>>Quy định về ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử theo thông tư 78

1. 7 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử

Các đối tượng ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 16, Nghị định 123/2020/NĐ-CP bao gồm: 

(1) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

(2) Doanh nghiệp thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

(3) Doanh nghiệp thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;

(4) Có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;

(5) Nếu doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;

(6) Có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;

(7) Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Nếu cơ quan thuế kiểm tra và xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế dựa trên kết qua thanh tra, kiểm tra thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Đồng thời, doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trình tự các bước ngừng sử dụng hóa đơn điện tử

Việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi thông báo đến người nộp thuế (thuộc trường hợp tại điểm đ, e, g khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP) đề nghị giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến việc sử dụng hóa đơn điện tử.

Bước 2: Người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo. Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu hoặc bằng văn bản.

Bước 3: Người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử; giải trình bổ sung hoặc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử, cụ thể như sau:

  • Người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu đầy đủ và chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật.
  • Người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo yêu cầu người nộp thuế bổ sung thông tin, tài liệu. Thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo.

Bước 4: Hết thời hạn theo thông báo mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu thì cơ quan thuế ra thông báo đề nghị người nộp thuế ngừng sử dụng hóa đơn điện tử và xử lý theo quy định pháp luật.

Thông qua bài viết trên, độc giả đã nắm được thông tin về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử.  Hãy đón đọc thêm các bài viết khác của S.I.S về hóa đơn điện tử và các nghiệp vụ liên quan về thuế, chứng từ,... để cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác.

>> Có thể bạn quan tâm: Quy định về nguyên tắc lập chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm phần mềm tích hợp 2 chiều hóa đơn điện tử của hầu hết các nhà cung cấp hóa đơn điện tử (HĐĐT) trên thị trường và đáp ứng đầy đủ các quy định về HĐĐT theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ mua phần mềm kế toán SIS theo phương thức:

Xem thêm các bài viết khác
  • Giới thiệu phần mềm SIS Quản lý kho thông minh
  • Chi phí sản xuất chung là gì? Hướng dẫn phân bổ chi phí sản xuất chung
  • Phần mềm kế toán thông dụng nhất hiện nay
  • Cập nhật công nghệ phần mềm theo Xu hướng Dữ liệu mới nhất 2023
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?