Nợ dài hạn là gì? có khác biệt gì với nợ ngắn hạn?

Nợ dài hạn là gì? Những điểm khác nhau giữa nợ dài hạn và nợ ngắn hạn? Trong bài viết này S.I.S sẽ làm rõ những vấn đề liên quan đến nợ dài hạn và sự khác biệt giữa nợ dài hạn và nợ ngắn hạn.

Nợ dài hạn là gì? sự khác nhau giữa nợ dài hạn và nợ ngắn hạn

Nợ dài hạn là gì? sự khác nhau giữa nợ dài hạn và nợ ngắn hạn

1. Khái niệm về nợ dài hạn

Nợ dài hạn (tên tiếng anh là Long term Liabilities) là các khoản nợ phải trả đến hạn sau 01 năm hoặc trong thời gian hoạt động bình thường của công ty (khoảng thời gian hoạt động bình thường là khoảng thời gian cần thiết để một công ty biến hàng tồn kho thành tiền mặt).

Nợ dài hạn có thể được thanh toán bởi thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ đầu tư trong tương lai hoặc bằng tiền mặt thu được từ các hợp đồng nợ mới. Vị trí của nợ dài hạn nằm sau nợ ngắn hạn và được liệt kê thành từng khoản mục rõ ràng trong Bảng cân đối kế toán.

Các tài khoản nợ dài hạn cụ thể được liệt kê trên bảng cân đối kế toán để thanh khoản. Vì vậy, một tài khoản đến hạn trong vòng 18 tháng sẽ được liệt kê trước một tài khoản đến hạn trong vòng 24 tháng.

2. Nợ dài hạn bao gồm các khoản nào?

Giống như nợ ngắn hạn, mỗi khoản nợ được xác định bằng một mã số nhất định và phản ánh các khoản nợ của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Nợ phải trả người bán dài hạn (mã số 331)
  • Người mua trả tiền trước dài hạn (mã số 332)
  • Chi phí phải trả dài hạn (mã số 333)
  • Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh (mã số 334)
  • Phải trả nội bộ dài hạn (mã số 335)
  • Doanh thu chưa thực hiện dài hạn (mã số 336)
  • Phải trả dài hạn khác (mã số 337)
  • Vay và nợ thuê tài chính dài hạn (mã số 338)
  • Trái phiếu chuyển đổi (mã số 339)
  • Cổ phiếu ưu đãi (mã số 340)
  • Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (mã số 341)
  • Dự phòng phải trả dài hạn (mã số 342)
  • Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (mã số 343)

Trong đó:

Phải trả người bán dài hạn (Mã số 331)

Khoản nợ này phản ánh số tiền mà doanh nghiệp còn phải trả cho bên bán có thời hạn thanh toán còn lại trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường.

Người mua trả tiền trước dài hạn (Mã số 332)

Đây là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà doanh nghiệp ứng trước để mua các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, tài sản cố định hay bất động sản nhưng thay vì trả ngắn hạn, doanh nghiệp có thời hạn thanh toán trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường, trừ các khoản đã thu nhận trước.

Chi phí phải trả dài hạn (Mã số 333)

Các khoản nợ còn phải trả do đã nhận hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bắt buộc phải trả do đã nhận hàng hóa, dịch vụ, chỉ vì chưa có hóa đơn hoặc các khoản chi phí của kỳ báo cáo chưa đủ hồ sơ mà có thời hạn thanh toán trên 12 tháng hoặc sau chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo tại thời điểm báo cáo cũng được xếp vào nợ dài hạn.

Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh (Mã số 334)

  • Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đơn vị cấp dưới phải trả cho đơn vị cấp trên về vốn kinh doanh.
  • Tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động cũng như mô hình quản lý riêng của mỗi đơn vị, doanh nghiệp thực hiện việc phân cấp và quy định cho đơn vị phụ thuộc ghi nhận khoản vốn do doanh nghiệp cấp vào chỉ tiêu này hoặc chỉ tiêu vốn góp của chủ sở hữu.
  • Khi đơn vị cấp trên lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp cho toàn doanh nghiệp thì khoản phải trả nội bộ về kinh doanh sẽ được bù trừ với khoản vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc.

Phải trả nội bộ dài hạn (Mã số 335)

Ngoài khoản phải trả về vốn kinh doanh, chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải trả nội bộ có kỳ hạn thanh toán còn lại trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo giữa đơn trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc với đơn vị cấp trên và giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong một doanh nghiệp.

Khoản tiền này sẽ được bù trừ với chỉ tiêu Phải thu nội bộ dài hạn trên Bảng cân đối kế toán của các đơn vị hạch toán phụ thuộc khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tài chính tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của các tài khoản 3362, 3363, 3368.

Doanh thu chưa thực hiện dài hạn (Mã số 336)

Các khoản doanh thu chưa thực hiện nhưng tương ứng với phần nghĩa vụ mà doanh nghiệp bắt buộc phải hoàn thành với thời hạn còn lại trên 12 tháng hoặc sau một kỳ sản xuất, kinh doanh tiếp theo tại thời điểm lập báo cáo cũng sẽ được xác định là nợ dài hạn.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của tài khoản 3387 – “Doanh thu chưa thực hiện”.

Phải trả dài hạn khác (Mã số 337)

Ngoài các khoản nợ dài hạn trên, các khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả với thời hạn thanh toán còn lại trên 12 tháng hoặc hơn chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường được xếp vào nợ dài hạn.

Một số khoản tiêu biểu thuộc nhóm này có thể kể đến: Các khoản nhận ký quý, ký cược dài hạn, Các khoản cho mượn dài hạn, Các khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay dài hạn..

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của các tài khoản: TK 338, 344.

Vay nợ và thuê tài chính dài hạn (Mã số 338)

  • Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp không thể tránh khỏi các khoản vay nợ dài hạn để phục vụ mục đích đầu tư, kinh doanh lâu dài. Do đó các khoản vay, nợ của ngân hàng, tổ chức và công ty tài chính hay các đối tượng khác mà có kỳ hạn thanh toán còn lại trên 12 tháng tại thời điểm lập báo cáo sẽ được xác định là nợ dài hạn.
  • Một số khoản vay tiêu biểu có thể kể đến như: Tiền vay ngân hàng, Chi phí về tài sản cố định thuê tài chính, Tiền thu phát hành trái phiếu phường…
  • Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết các tài khoản: TK 341 và kết quả tìm được của số dư Có TK 34311 trừ (-) dư Nợ TK 34312 cộng (+) dư Có TK 34313.

Trái phiếu chuyển đổi (Mã số 339)

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi do doanh nghiệp phát hành tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của tài khoản 3432 – “Trái phiếu chuyển đổi”.

Cổ phiếu ưu đãi (Mã số 340)

Tương tự như vậy, đây thực chất là giá trị cổ phiếu ưu đãi theo mệnh giá mà bắt buộc người phát hành phải mua lại tại thời điểm đã được xác định trong tương lai.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết TK 41112 – Cổ phiếu ưu đãi (chi tiết loại cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả).

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 341)

Phần lớn các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp đều được xác định là nợ ngắn hạn trừ trường hợp này. Đây là số thuế thu nhập doanh nghiệp đã hoãn lại nay phải trả tại thời điểm lập báo cáo.

Nếu các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế và chênh lệch tạm thời được khấu trừ mà liên quan đến cùng một đối tượng nộp thuế, đồng thời được quyết toán với cùng một cơ quan thuế thì thuế thu nhập hoãn lại phải trả sẽ được bù trừ với số tài sản thuế hoãn lại. Khi đó thuế thu nhập hoãn lại phải trả sẽ phản ánh số tiền chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả lớn hơn tài sản thuế hoãn lại.

Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 342)

Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng cho các khoản dự kiến phải trả sau 12 tháng hoặc sau chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo tại thời điểm báo cáo. Một số khoản tiền thuộc nhóm này có thể kể đến:

  • Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng
  • Dự phòng tái cơ cấu
  • Một số khoản chi phí trích trước dùng để sửa chữa các loại tài sản cố định theo định kỳ
  • Chi phí hoàn nguyên môi trường trích trước

Các khoản dự phòng phải trả thường được ước tính, chưa chắc chắn về thời gian phải trả, giá trị phải trả và doanh nghiệp chưa nhận được hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài khoản 352 “Dự phòng phải trả”.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Mã số 343)

Với mục tiêu phát triển lâu dài, một số doanh nghiệp đã thành lập các quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Tuy nhiên số Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa sử dụng đến tại thời điểm báo cáo sẽ được xác định là nợ dài hạn.

>>>Nợ ngắn hạn là gì? Chi tiết các khoản mục nợ ngắn hạn

3. Sự khác nhau giữa nợ dài hạn và nợ ngắn hạn

  • Thời gian thanh toán: 

- Đối với nợ ngắn hạn: Thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường. Các khoản nợ bao gồm: các khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ thuê tài chính tại thời điểm báo cáo.

- Đối với nợ dài hạn: Thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên 1 chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo. Các khoản nợ như khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ thuê tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo.

  • Mối quan hệ với tài sản: 

- Nợ ngắn hạn: Tài sản hiện tại phải đủ để bù đắp các khoản nợ hiện tại.

- Nợ dài hạn: Tài sản dài hạn phải đủ để bù đắp các khoản nợ dài hạn.

4. Chỉ tiêu trong nợ dài hạn

Nợ dài hạn cho biết khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong dài hạn, đồng thời phản ánh hiệu quả sử dụng khoản vay để đầu tư của doanh nghiệp.

Các chỉ số liên quan đến nợ dài hạn càng cao thì khả năng mất kiểm soát và mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp sẽ càng lớn. 

Các hệ số mà các nhà phân tích thường nhìn vào khi nghiên cứu nợ dài hạn để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp hơn là nợ ngắn hạn, bao gồm:

* Hệ số nợ dài hạn: 

Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn/(Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu)

Một chỉ tiêu khác để phản ánh tình hình nợ dài hạn của doanh nghiệp có khả năng trả lãi hay không:

* Hệ số khả năng trả lãi:

Hệ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Lãi vay

Các hệ số này sẽ phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nhìn vào đây có thể xác định được doanh nghiệp có khả năng tạo ra thu nhập để trả lãi hay không.

Hiện nay, để quản lý công nợ một cách tốt hơn, nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang ứng dụng phần mềm công nghệ quản lý tự động. Phần mềm kế toán SIS MAC - Công cụ hỗ trợ việc quản lý công nợ một cách thông minh và hiệu quả:

  • Xác nhận công nợ định kỳ với các khách hàng và doanh nghiệp cũng như lập báo cáo công nợ.
  • Theo dõi cũng như lập các báo cáo tình hình của số dư công nợ trong nội bộ theo các đối tượng không theo dự kiến hoặc định kỳ (tháng quý năm) theo yêu cầu BGĐ ,KTT, TPTV
  • Tính toán số công nợ phát sinh hằng tháng. Từ đó lập giấy thông báo thanh toán công nợ (của cả nội bộ cũng như khách hàng).Thực hiện công tác kế toán thu chi tiền mặt và ứng trước tiền mặt (đối với các khoản tạm ứng không nằm trong các công trình do kế toán công trình theo dõi), định kỳ hàng tuần đối chiếu số.
  • Hàng tháng đối chiếu với kế toán cơ sở tình hình công nợ của cả nội bộ và của khách hàng. 

Đăng ký với chúng tôi để được tư vấn thêm thông tin về phần mềm!!!

Xem thêm các bài viết khác
  • Phần mềm kế toán là gì? Lợi ích đối với doanh nghiệp như thế nào?
  • Kiểm soát chất lượng – Chìa khóa thành công của doanh nghiệp sản xuất dược
  • 5 lý do cần nâng cấp phần mềm kế toán ngay
  • Giải quyết triệt để vấn đề hàng tồn kho cho ngành thực phẩm và đồ uống
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?