Nợ ngắn hạn là gì? Chi tiết các khoản mục nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn là khái niệm quen thuộc của những người đang tìm hiểu, nghiên cứu hay đầu tư kinh doanh, làm ngân hàng,... Vậy nợ ngắn hạn là gì? nợ ngắn hạn bao gồm những gì? Tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây của S.I.S để hiểu rõ hơn về khoản mục này nhé!
1. Khái niệm về nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán trong vòng 1 năm hoặc trong một chu kỳ hoạt động bình thường.
Nợ ngắn hạn thường được thanh toán bằng tài sản lưu động, là những tài sản được sử dụng hết trong vòng một năm. Ví dụ về các khoản nợ ngắn hạn như các khoản phải trả, nợ ngắn hạn, cổ tức, và các khoản phải trả cũng như thuế thu nhập phải trả.
Tỷ lệ tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn là một yếu tố quan trọng trong việc xác định khả năng thanh toán các khoản nợ liên tục của công ty khi đến hạn.
Nợ ngắn hạn là gì? chi tiết các khoản mục nợ ngắn hạn
Đọc thêm: Nợ dài hạn là gì? có khác biệt gì với nợ ngắn hạn?
2. Các loại nợ ngắn hạn
Các khoản vay ngắn hạn ngân hàng của công ty: Loại nợ ngắn hạn phổ biến nhất. Các loại cho vay này phát sinh trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp khi công ty cần tiền cho nhu cầu vốn lưu động.
Các khoản phải trả: Tài khoản nợ phải trả này được sử dụng để theo dõi tất cả các khoản thanh toán chưa thanh toán do các nhà cung cấp bên ngoài cùng các bên liên quan.
Thương phiếu: Là một công cụ ngắn hạn không có đảm bảo do 1 công ty phát hành, thường để tài trợ cho các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản nợ ngắn hạn như bảng lương. Thương phiếu có kỳ hạn không quá 90 ngày.
Tiền lương và tiền công: Tùy thuộc vào cách mà người sử dụng lao động trả lương cho nhân viên mà tiền lương và tiền công có thể được coi là nợ ngắn hạn. Ví dụ 1 nhân viên được trả lương vào ngày 15 của tháng cho công việc thực hiện trong kỳ trước đó, tài khoản đó sẽ tạo ra 1 tài khoản nợ ngắn hạn cho khoản tiền lương còn nợ, cho tới khi họ được trả lương vào ngày 15.
Các khoản thanh toán cho thuê: Với các hợp đồng thuê có thời hạn dưới 1 năm đều có thể trở thành nợ ngắn hạn.
Thuế: Một công ty nợ các khoản thuế hàng quý, chưa được thanh toán có thể được coi là một khoản nợ ngắn hạn.
3. Chi tiết các khoản mục nợ ngắn hạn
Trên bảng cân đối kế toán, nợ ngắn hạn bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Phải trả người bán ngắn hạn (Mã số 311)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán có thời hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” mở chi tiết cho từng người bán.
- Người mua trả tiền trước ngắn hạn (Mã số 312)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền người mua ứng trước để mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo (không bao gồm các khoản doanh thu nhận trước). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh Có chi tiết của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở chi tiết cho từng khách hàng.
- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 313)
Là tổng số các khoản doanh nghiệp còn phải nộp cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo, bao gồm cả các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”.
- Phải trả người lao động (Mã số 314)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp còn phải trả cho người lao động tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài khoản 334 “Phải trả người lao động”.
- Chi phí phải trả ngắn hạn (Mã số 315)
Phản ánh giá trị các khoản nợ còn phải trả do đã nhận hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa có hóa đơn hoặc các khoản chi phí của kỳ báo cáo chưa có đủ hồ sơ, tài liệu nhưng chắc chắn sẽ phát sinh cần phải được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh và sẽ phải thanh toán trong vòng 12 tháng hoặc trong chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo tại thời điểm báo cáo, như trích trước tiền lương nghỉ phép, lãi vay phải trả… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của Tài khoản 335 “Chi phí phải trả”.
- Phải trả nội bộ ngắn hạn (Mã số 316)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải trả nội bộ có kỳ hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo (ngoài phải trả về vốn kinh doanh) giữa đơn vị cấp trên và đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc và giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong một doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của các tài khoản 3362, 3363, 3368. Khi đơn vị cấp trên lập Báo cáo tài chính tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc, chỉ tiêu này được bù trừ với chỉ tiêu “Phải thu nội bộ ngắn hạn” trên Bảng cân đối kế toán của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
- Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 317)
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa tổng số tiền luỹ kế khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch lớn hơn tổng số doanh thu đã ghi nhận luỹ kế tương ứng với phần công việc đã hoàn thành đến cuối kỳ báo cáo của các hợp đồng xây dựng dở dang. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của Tài khoản 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng”.
- Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn (Mã số 318)
Phản ánh các khoản doanh thu chưa thực hiện tương ứng với phần nghĩa vụ mà doanh nghiệp sẽ phải thực hiện trong vòng 12 tháng tiếp theo hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của tài khoản 3387 – “Doanh thu chưa thực hiện”.
- Phải trả ngắn hạn khác (Mã số 319)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải trả khác có kỳ hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo, ngoài các khoản nợ phải trả đã được phản ánh trong các chỉ tiêu khác, như: Giá trị tài sản phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân, phải nộp cho cơ quan BHXH, KPCĐ, các khoản nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của các tài khoản: TK 338, 138, 344.
- Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (Mã số 320)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay, còn nợ các ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác có kỳ hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng tại thời điểm báo cáo.
- Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 321)
Khoản dự phòng cho các khoản dự kiến phải trả không quá 12 tháng hoặc trong chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo tại thời điểm báo cáo, như dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng, dự phòng tái cơ cấu, các khoản chi phí trích trước để sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ) định kỳ, chi phí hoàn nguyên môi trường trích trước… Các khoản dự phòng phải trả thường được ước tính, chưa chắc chắn về thời gian phải trả, giá trị phải trả và doanh nghiệp chưa nhận được hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp.
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 322)
Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ thưởng ban quản lý điều hành chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.
- Quỹ bình ổn giá (Mã số 323)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị Quỹ bình ổn giá hiện có tại thời điểm báo cáo.
- Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ (Mã số 324)
Phản ánh giá trị trái phiếu Chính phủ của bên bán khi chưa kết thúc thời hạn hợp đồng mua bán lại tại thời điểm báo cáo.
>>>Hiểu đúng và đủ về kế toán công nợ trong doanh nghiệp
4. Ý nghĩa của nợ ngắn hạn
Giá trị của tài khoản nợ ngắn hạn đóng vai trò quan trọng khi xác định tình hình hoạt động của một công ty. Hiểu một cách đơn giản, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng cao thì mối lo ngại về tính thanh khoản của công ty càng lớn.
Nếu tài khoản lớn hơn tiền và các khoản tương đương tiền của công ty cũng cho thấy rằng công ty có thể rơi vào tình trạng tài chính kém và không có đủ tiền mặt để thanh toán các nghĩa vụ sắp tới.
Thước đo để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn là hệ số thanh toán nhanh, cũng là yếu tố không thể thiếu trong việc xác định xếp hạng tín dụng của công ty mà cuối cùng ảnh hưởng tới khả năng tài chính của công ty đó.
Trên đây là thông tin chi tiết về nợ ngắn hạn. Hiện nay, để quản lý công nợ một cách tốt hơn, nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang ứng dụng phần mềm công nghệ quản lý tự động. Phần mềm kế toán SIS MAC - Công cụ hỗ trợ việc quản lý công nợ một cách thông minh và hiệu quả:
- Xác nhận công nợ định kỳ với các khách hàng và doanh nghiệp cũng như lập báo cáo công nợ.
- Theo dõi cũng như lập các báo cáo tình hình của số dư công nợ trong nội bộ theo các đối tượng không theo dự kiến hoặc định kỳ (tháng quý năm ) theo yêu cầu BGĐ, KTT, TPTV
- Tính toán số công nợ phát sinh hằng tháng. Từ đó lập giấy thông báo thanh toán công nợ (của cả nội bộ cũng như khách hàng).Thực hiện công tác kế toán thu chi tiền mặt và ứng trước tiền mặt (đối với các khoản tạm ứng không nằm trong các công trình do kế toán công trình theo dõi), định kỳ hàng tuần đối chiếu số.
- Hàng tháng đối chiếu với kế toán cơ sở tình hình công nợ của cả nội bộ và của khách hàng.
NHẬN HỖ TRỢ TƯ VẤN MIẾN PHÍ |