Tìm hiểu những quy định mới nhất năm 2021 về hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể là một trong những hình thức kinh doanh đơn giản và phổ biến nhất trong các loại hình kinh doanh tại Việt Nam. Hình thức kinh doanh này không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên hiện có rất nhiều quy định mới của Bộ Tài chính mà các hộ kinh doanh cá thể cần phải áp dụng từ năm 2021. Vậy những vấn đề pháp lý nào cần phải cấp thiết thực hiện? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể là cá nhân hoặc hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh có:

  • Địa điểm kinh doanh cố định
  • Không thường xuyên thuê lao động
  • Không có con dấu
  • Không có tư cách pháp nhân
  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh
  • Không được phép phát hành chứng khoán

Hộ Kinh doanh cá thể cần cập nhật các Thông tư mới của Bộ Tài chính

Hộ Kinh doanh cá thể cần cập nhật các Thông tư mới của Bộ Tài chính

2. Các Quy định nhà nước dành cho Hộ Kinh doanh năm 2021

Năm 2021, hình thức kinh doanh hộ cá thể được pháp luật quy định có 2 thông tư cần lưu ý sau:

2.1. TT40/2021/TT-BTC: Nghĩa vụ Thuế

Ngày 01/6/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

  • Trường hợp cá nhân có phát sinh hợp đồng cho thuê tài sản trong nhiều năm và đã khai thuế, nộp thuế theo quy định trước đây thì không điều chỉnh lại đối với số thuế đã khai, đã nộp theo các quy định trước ngày hiệu lực Thông tư 40/2021.
  • Việc thông báo thời hạn nộp thuế khoán của năm 2021 thực hiện theo các quy định trước thời điểm hiệu lực của Thông tư 40/2021 đến hết kỳ tính thuế năm 2021.
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đáp ứng điều kiện nộp thuế theo phương pháp kê khai nêu cơ quan thuế đã quản lý thuế theo phương pháp khoán trước thời điểm hiệu lực của Thông tư 40/2021 và không có yêu cầu chuyển đổi phương pháp tính thuế thì tiếp tục nộp thuế theo phương pháp khoán đến hết kỳ tính thuế năm 2021.
  • Tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho hộ khoán theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho hộ khoán theo hướng dẫn tại Thông tư 40/2021 kể từ thời điểm hiệu lực của Thông tư 40/2021.
  • Bãi bỏ chương I và chương II Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Thông tư 40/2021/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2021.

Nghĩa vụ thuế cần thực hiện của hộ kinh doanh

Đối tượng cụ thể áp dụng

  1. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh của tất cả các ngành nghề, bao gồm cả một số trường hợp đặc biệt;
  2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động tại tất cả các chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam;
  3. Cá nhân cho thuê tài sản;
  4. Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”;
  5. Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân;
  6. Tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân;
  7. Doanh nghiệp xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập cho cá nhân trực tiếp ký hợp đồng đại lý bán đúng giá đối với xổ số, bảo hiểm, bán hàng đa cấp;
  8. Cơ quan thuế, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

2.2. TT88/2021/TT-BTC: Chế độ Kế toán

Ngày 11/10/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 88/2021/TT-BTC hướng dẫn lập chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh:

  • Nội dung sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
  • Vận dụng Quy định về việc sửa chữa sổ kế toán tại Điều 27 Luật Kế toán để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
  • Hướng dẫn Mục đích sử dụng, biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán theo quy định của TT88.

Thông tư 88/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Quyết định 169/2000/QĐ-BTC, Quyết định 131/2002/QĐ-BTC.

Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập chứng từ và ghi sổ kế toán của các hộ kinh doanh

>>> Xem thêm: Quy định mới về hóa đơn điện tử: Những điều Doanh nghiệp cần biết về TT78

Đối tượng cụ thể áp dụng

  1. Đối tượng bắt buộc: Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh đáp ứng điều kiện sau:
    a. Trong lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: Có doanh thu từ 3 tỷ đồng trở lên trong năm trước liền kề hoặc có từ 10 lao động có tham gia bảo hiểm xã hội.
    b. Trong lĩnh vực Thương mại, dịch vụ: Có doanh thu từ 10 tỷ đồng trở lên trong năm trước liền kề hoặc có từ 10 lao động có tham gia bảo hiểm xã hội.
  2. Đối tượng khuyến khích nên sử dụng:

Toàn bộ các hộ, cá nhân kinh doanh có nhu cầu theo dõi doanh thu và quản lý hoạt động kinh doanh của hộ, cá nhân. Sử dụng phần mềm để hỗ trợ lập hồ sơ thuế tự động.

Đối tượng áp dụng chế độ kế toán

3. Các điều cần thực hiện theo các Thông tư mới của Hộ Kinh doanh cá thể

  1. Mở sổ sách kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của TT88/2021 đối với hộ và cá nhân kinh doanh thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai
  2. Nộp Báo cáo thuế/hồ sơ khai thuế định kỳ hoặc từng lần
  3. Nộp thuế theo hồ sơ khai thuế đã nộp
  4. Lưu trữ tài liệu mua bán để chứng minh cho hồ sơ kê khai và nộp thuế
  5. Nộp các thông báo liên quan đến thay đổi địa điểm, ngành nghề và mức doanh thu khoán đối với hoạt động kinh doanh của hộ và cá nhân kinh doanh.
  6. Chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử có mã số thuế của cơ quan thuế

Các điều cần thực hiện theo các Thông tư mới của Hộ Kinh doanh cá thể

4. Công cụ hỗ trợ chuyển đổi và thực hiện quy định

Phần mềm SIS HKD hỗ trợ kê khai thuế dành riêng cho hộ kinh doanh cá thể, giải quyết các khó khăn, đáp ứng được các nhu cầu cần và đủ theo đặc thù kinh doanh Hộ cá thể, cá nhân kinh doanh:

Chi tiết các phân hệ:

  1. Phân hệ Báo cáo thuế
  2. Phân hệ mua hàng
  3. Phân hệ bán hàng
  4. Phân hệ vốn bằng tiền
  5. Phân hệ tổng hợp và báo cáo quản trị
  6. Quản lý tiền lương
  7. Các chức năng nâng cấp

>>> Xem thêm: Vì sao doanh nghiệp cần lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp?

Phần mềm SIS HKD hỗ trợ kê khai thuế dành riêng cho hộ kinh doanh cá thể

Tìm hiểu chi tiết về phần mềm tại: https://phanmemketoansis.sis.vn/danhchohokinhdoanh

S.I.S Việt Nam luôn hướng tới mục tiêu Cung cấp các phần mềm giải pháp doanh nghiệp theo yêu cầu.

Dù doanh nghiệp của bạn có quy mô như thế nào và khả năng đầu tư của bạn đến đâu, chúng tôi cũng sẵn sàng có các dòng sản phẩm phù hợp để đáp ứng yêu cầu của bạn, bây giờ cũng như sau này.

Nếu Doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ mua phần mềm kế toán dành cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi theo các phương thức:

Xem thêm các bài viết khác
  • Hướng dẫn chi tiết cách làm báo cáo thuế hàng tháng
  • Kiến thức về thuế GTGT? Trường hợp nào được hoàn thuế GTGT?
  • 6 bước trong quy trình quản lý sản xuất hiệu quả
  • SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PHẦN MỀM ERP TRONG NƯỚC VÀ ERP NƯỚC NGOÀI
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?