Giải quyết vấn đề báo cáo tài chính cho doanh nghiệp thương mại và phân phối
Thế giới lý tưởng nhất của doanh nghiệp kinh doanh và phân phối đó chính là báo cáo tài chính không có lỗi. Bởi vì trong báo cáo chứa rất nhiều thông tin quan trọng. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến những quyết định của chủ doanh nghiệp. Để xây dựng thế giới lý tưởng đó, doanh nghiệp kinh doanh phân phối dược cần phải làm thế nào? Bạn hãy cùng SIS tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này và cùng nhau xử lý bài toán đặt ra.
1. Báo cáo tài chính được coi là “mạch máu” của doanh nghiệp thương mại và phân phối
Những doanh nghiệp kinh doanh và phân phối rất chú trọng đến vấn đề báo cáo tài chính bởi:
Dựa vào những số liệu, thông tin trong báo cáo nhà quản lý sẽ nắm được tình hình sản xuất, kinh doanh, nhu cầu của thị trường. Từ đó hiểu được công ty đang hoạt động như thế nào để đưa ra phương án kinh doanh, định hướng chiến lược phù hợp nhất cho giai đoạn tiếp theo.
Báo cáo tài chính, mạch máu của doanh nghiệp
Không chỉ doanh nghiệp mà những đối tác kinh doanh cũng sẽ dựa vào tài liệu báo cáo để biết tình hình hoạt động của công ty ra sao và đưa ra quyết định hợp tác, đầu tư phù hợp.
Ngoài ra, báo cáo tài chính còn giúp cho doanh nghiệp kinh doanh phân phối có khả năng nâng hạn mức vay lên cao. Các con số thực tế sẽ là minh chứng cho hoạt động uy tín, tiềm năng để ngân hàng đồng ý cho vay vốn. Sử dụng cách này sẽ khá hiệu quả trong trường hợp doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh và cần xoay vòng vốn nhanh.
Báo cáo tài chính vốn được coi là mạch máu của doanh nghiệp kinh doanh và phân phối. Thế nhưng nó lại liên tục có sai sót, lỗi do thực hiện thủ công và các quy định được đổi mới liên tục nên dễ gặp phải sự cố.
2. Nguyên nhân nào khiến cho “mạch máu” của doanh nghiệp “đứt đoạn”?
Có rất nhiều nguyên nhân (cả chủ quan và khách quan) khiến cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp thiếu sót như: Lỗi ở người thực hiện, quy trình thủ công, phương pháp kế toán không thống nhất,…
Nguyên nhân khiến báo cáo tài chính lỗi
- Không cập nhật kịp thời các chuẩn mực kế toán và yêu cầu pháp lý: Các quy chuẩn, quy định về kế toán luôn được thay đổi liên tục, đôi khi khiến cho người thực hiện khó khăn trong việc cập nhật kịp thời. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các báo cáo được làm ra.
- Quy trình thủ công: Các công đoạn thủ công sẽ gia tăng lỗi sai nhiều hơn, điển hình như: hoán đổi số, đặt sai dấu thập phân, nhập 2 lần, không ghi lại hoạt động vào sổ cái,…
- Trao đổi thông tin không rõ ràng: Nhiều doanh nghiệp thường mắc phải sai lầm này khi người thiết lập chính sách kế toán và người thực hiện trao đổi các thông tin không rõ ràng, thiếu sự kết nối.
- Phương pháp kế toán không thống nhất: Các phòng ban trong doanh nghiệp không thống nhất sử dụng một phương pháp kế toán về hàng tồn, ghi nhận doanh thu, chuyển giá,... Sự đồng nhất không có dễ dẫn đến trường hợp sai lệch số liệu, bất đồng quan điểm và đặc biệt báo cáo tài chính cũng không chính xác.
- Gian lận: Nhân viên thực hiện có thể có mưu đồ bất chính, vì lợi ích cá nhân bán đứng lại doanh nghiệp nên đã cố tình nhập sai, bỏ sót dữ liệu. Nguyên nhân này không thường thấy nhưng không phải không xảy ra.
3. Báo cáo tài chính không chính xác - Rắc rối lớn của doanh nghiệp thương mại & phân phối
Báo cáo tài chính có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh, chiến lược của cả doanh nghiệp. Những rắc rối lớn mà phía công ty sẽ gặp phải có thể kể đến như:
Doanh nghiệp gặp rắc rối khi báo cáo tài chính sai
- Đưa ra quyết định TỒI TỆ: Các báo cáo tài chính nội bộ là cơ sở để nhà quản lý đưa ra chiến lược kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo. Nếu như báo cáo sai sót, sẽ đi đến quyết định tồi tệ, không thể lường trước những rủi ro có thể gặp phải.
- Gặp các vấn đề về dòng tiền: Khi báo cáo quá mức về dòng tiền sẽ khiến doanh nghiệp thiếu tiền mặt để thanh toán các đơn hàng, trả lương. Nếu dòng tiền được báo cáo thấp hơn cũng làm cho công ty bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư khác.
- Ảnh hưởng đến thương hiệu và danh tiếng: Các báo cáo thiếu sót sẽ làm hình ảnh của công ty bị suy yếu đi, khách hàng và đối tác không còn đặt niềm tin ở khả năng của doanh nghiệp. Từ đó hình ảnh thương hiệu, danh tiếng của công ty trong mắt khách hàng sẽ xấu đi, các mối quan hệ không còn thân thiết như trước.
- Đối mặt với nguy cơ phá sản: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến phá sản doanh nghiệp, trong đó không thể thiếu nguyên nhân từ báo cáo sai. Có trường hợp cố tình làm báo cáo tài chính sai, khiến cho nhà quản lý không biết tình hình thực tế của doanh nghiệp, đưa ra quyết định sản xuất, kinh doanh sai lầm gây tổn thất nặng nề.
4. Tính năng nào của SIS ERP ngành kinh doanh phân phối sẽ giải quyết khó khăn trên?
Phần mềm SIS ERP ngành kinh doanh phân phối cung cấp tính năng “Tạo báo cáo tài chính chi tiết” giúp doanh nghiệp kiểm soát tất cả các nhu cầu tài chính của dòng tiền, hóa đơn, ngân sách, hàng tồn kho. Không chỉ vậy, tính năng này còn giúp:
Giải quyết khó khăn bằng phần mềm SIS ERP
- Tạo báo cáo tài chính theo chuẩn mực.
- Kết nối trực tiếp với hóa đơn điện tử.
- Cảnh báo hạn mức thanh toán.
- Đưa ra dự báo về dòng tiền.
- Hỗ trợ đa tiền tệ.
Việc quản lý, làm báo cáo tài chính tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra được các doanh nghiệp đưa ra được quyết sách quan trọng trong hoạt động kinh doanh, phân phối.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây bạn đã cùng SIS tìm hiểu và giải quyết xong khó khăn về báo cáo tài chính cho doanh nghiệp kinh doanh và phân phối. Có thể nói, báo cáo chính là “mạch máu” giúp doanh nghiệp luôn vận động phát triển và đi đúng hướng. Việc sử dụng phần mềm SIS ERP là cần thiết đối với các doanh nghiệp ngành này.