Nghiệp vụ của kế toán giá thành trong doanh nghiệp

Kế toán giá thành là công việc đảm nhận phần việc xác định đầy đủ - chính xác các loại chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm làm cơ sở xác định giá bán hàng hóa phù hợp. Có thể nói vị trí kế toán này có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của công ty. Vậy các công việc phải làm của kế toán giá thành là gì?

Nghiệp vụ của kế toán giá thành trong doanh nghiệp
Nghiệp vụ của kế toán giá thành trong doanh nghiệp

1. Khái niệm về kế toán giá thành

Kế toán giá thành là vị trí mà bạn xác nhận đầy đủ và chính xác các loại chi phí, giá thành, giá thành thực tế của sản phẩm làm cơ sở để xác định giá bán hàng hóa phù hợp, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kế toán giá thành luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán chi phí.

Chi phí và giá thành là hai chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng, nó quyết định đến kết quả sản xuất và ảnh hướng tới thu nhập của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Vì vậy, hạch toán cần chính xác, đúng đắn và kịp thời.

2. Những nhiệm vụ chính của kế toán giá thành

Để tính được giá thành của sản phẩm, kế toán giá thành cần phải làm các công việc sau:

2.1. Tính giá thành sản phẩm

– Tập hợp các chi phí sản xuất chung (chi phí nguyên vật liệu; chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ trả trước; chi phí điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài…), chi phí tiền lương – làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm.

– Dựa trên các khoản chi phí cấu thành để tính: giá thành kế hoạch, định mức và giá thành thực tế.

– Kiểm soát các loại giá thành cho từng sản phẩm theo từng đơn hàng sản xuất.

– Thực hiện việc điều chỉnh giá thành theo biến động chi phí.

2.2. Hạch toán các tài khoản kế toán

– Thực hiện việc hạch toán các loại tài khoản kế toán liên quan đến giá thành theo phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn.

– Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, làm cơ sở để hạch toán giá thành sản xuất trong một kỳ đầy đủ và chính xác.

2.3. Lập báo cáo phân tích

– Lập bảng tổng hợp – phân tích hiệu quả sản xuất theo từng đơn hàng sản xuất (Giá thành thực tế so với kế hoạch).

– Định kỳ lập các báo cáo công việc theo yêu cầu:

– Báo cáo sản xuất: báo cáo nhu cầu nguyên vật liệu, báo cáo sử dụng NVL, báo cáo tồn kho nhóm chỉ tiêu đơn hàng)

– Báo cáo giá thành: giá thành theo đơn hàng, theo sản phẩm; bảng chi phí giá thành.

– Báo cáo chi phí sản xuất: báo cáo tính – phân bổ khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn; báo cáo tổng hợp – chi tiết tiền lương, chi phí chung, khoản mục phí.

– Báo cáo đơn hàng.

 2.4. Các công việc khác

– Theo dõi chi tiết việc nhập – xuất nguyên liệu và thành phẩm hàng ngày. Kiểm tra – cập nhật các phiếu nhập kho – xuất kho, đảm bảo số lượng, đơn giá khớp với đơn đặt hàng được ký duyệt.

– Kiểm soát việc tiêu hao nguyên vật liệu, đảm bảo theo định mức quy định.

– Hỗ trợ, hướng dẫn các nhân viên liên quan thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất, hàng tồn kho.

– Phối hợp với nhân viên kế toán tổng hợp hoàn thiện bảng phân tích – báo cáo tình hình lãi lỗ.

– Phân loại, lưu trữ cẩn thận các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan.

– Định kỳ phối hợp với bộ phận thu mua khảo sát giá của nguyên vật liệu, các mặt hàng cần thu mua để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo tối ưu hóa doanh thu – lợi nhuận cho doanh nghiệp

– Tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận kế toán.

– Thực hiện các công việc khác khi được kế toán trưởng yêu cầu.

>>> Xem thêm: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương  

3. Phân loại giá thành

a) Phân theo thời điểm tính và số liệu tính giá thành 

– Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở chi phí sản xuất theo kế hoạch và sản lượng kế hoạch.

– Giá thành định mức:  Được tính dựa trên cơ sở số liệu chi phí thực tế phát sinh tổng hợp trong kỳ và sản lượng sản phẩm đã xuất trong kỳ.

–  Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.

b) Phân theo phạm vi chi phí 

– Giá thành sản xuất: Phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

– Giá thành tiêu thụ: Phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu  thụ  sản phẩm.

>>>Tham khảo thêm: Hướng dẫn định khoản nghiệp vụ nhập và xuất kho

4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 

Về cơ bản phương pháp tính giá thành bao gồm những phương pháp sau:

4.1. Phương pháp trực tiếp

Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác( quặng, than, gỗ,..)

Công thức tính: 

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ -  Các khoản làm giảm chi phí - Chi phí sản xuất dở dang ở cuối kỳ

4.2. Phương pháp hệ số

Áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời các sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.

Công thức tính:

Giá thành đơn vị SP Gốc = Tổng giá thành của tất cả các loại SP / Tổng số sản phẩm gốc (Kể cả quy đổi)

Giá thành đvsp từng loại = Giá thành ĐVSP Gốc * Hệ số quy đổi từng loại

Tổng giá thành sản xuất của các loại SP = Giá trị SP dở dang đầu kỳ + Tổng CP phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm DD cuối kỳ

4.4. Phương pháp tỷ lệ (định mức)

Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc , dệt kim, cơ khí,...

Công thức tính:

Giá thành Thực tế từng loại Sp = Giá thành kế hoạch (Định mức) * Tỷ lệ chi phí (%)

Tỷ lệ chi phí (%) =Tổng giá thành thực tế của tất cả Sp/Tổng giá thành kế hoạch (Định mức) của tất cả SP*100

4.5. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Đối với những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm

Công thức tính:

Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị SP phụ thu hồi ước tính - Giá trị SP chính dở dang cuối kỳ.

4.6. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm phương pháp này là tính giá theo từng đơn đặt hàng, nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn đặt hàng.

Công thức tính: 

Tổng giá thành sản phẩm

=

chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+

chi phí nhân công trực tiếp

+

chi phí sản xuất phát sinh trong toàn bộ quá trình

4.7. Phương pháp phân bước

Phương pháp này thường được áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau theo trình tự, mỗi công đoạn chế biến một loại bán thành phẩm.

Công thức tính:

Giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá thành SP giai đoạn 1 + Giá thành SP giai đoạn 2 + … + Giá thành SP giai đoạn n

Trên đây là những nhiệm vụ mà kế toán giá thành cần làm. Giá thành là một trong những nghiệp vụ kế toán phức tạp, vì vậy kế toán doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ quản lý tự động để hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình tính giá thành sản phẩm. Phần mềm kế toán SIS MAC hỗ trợ doanh nghiệp tính giá thành một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm thời gian.

Phân hệ giá thành của phần mềm kế toán SIS MAC đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ liên quan đến giá thành và chi phí; áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp.

Liên hệ đến S.I.S để trải nghiệp dùng thử phần mềm kế toán theo phương thức:

Xem thêm các bài viết khác
  • Cập nhật công nghệ phần mềm theo Xu hướng Dữ liệu mới nhất 2023
  • Tập huấn Hộ Kinh doanh tại Tiên Lữ, Hưng Yên về các Thông tư mới và công cụ phần mềm hỗ trợ
  • 5 lợi ích của ERP đối với doanh nghiệp sản xuất
  • Lịch sử của ERP và 2 mô hình ERP thông dụng
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?