6 khó khăn khi triển khai các dự án ERP mà doanh nghiệp phải đối mặt

Để quản trị doanh nghiệp thành công trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, chắc chắn ứng dụng các phần mềm vào quản lý hoạt động kinh doanh là điều mà nhiều chủ doanh nghiệp hướng tới. ERP là một trong những giải pháp được ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai ERP không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong bài viết này, S.I.S xin chia sẻ 6 khó khăn khi triển khai ERP

6 khó khăn khi triển khai ERP mà doanh nghiệp phải đối mặt

6 khó khăn khi triển khai ERP mà doanh nghiệp phải đối mặt

1. Chưa đầu tư vào cơ sở hạ tầng là khó khăn khi triển khai ERP

Đầu tư cơ sở hạ tầng là điều cần thiết. Vì trong phần mềm ERP có rất nhiều module, mỗi module sẽ có một chức năng khác nhau và cùng phục vụ cho mục đích quản trị của doanh nghiệp. Các mô-đun ứng dụng ERP sẽ yêu cầu tốc độ xử lý tốt và lưu trữ đầy đủ. Do đó, không phân bổ ngân sách phù hợp cho cơ sở hạ tầng sẽ dẫn đến giảm tốc độ ứng dụng và các vấn đề phần mềm khác.

>> Tìm hiểu thêm về: Chi tiết về 9 phân hệ của ERP

2. Khó khăn trong việc trao đổi giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp 

Quá trình triển khai ERP không phải ngày một ngày hai là có thể hoàn thành. Mà đòi hỏi sự nghiên cứu, phân tích kỹ càng về nhu cầu, mong muốn của doanh nghiệp. Do đó, khi có vấn đề phát sinh thì 2 bên cần kịp thời thông báo cho nhau. Bởi nếu như nhà cung cấp ERP không thực sự hiểu được những yêu cầu mong muốn của khách hàng thì sẽ dẫn đến tư vấn sai cho khách hàng, dẫn đến việc thiết kế cấu hình ERP không phù hợp với mô hình doanh nghiệp. 

Cũng có thể do nhà lãnh đạo doanh nghiệp chưa hoàn toàn tin tưởng nhà cung cấp, không muốn tiết lộ những “bí quyết kinh doanh”, dẫn tới không cung cấp đầy đủ thông tin về mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Điều này sẽ gây ra tình trạng, nhà cung cấp thiết kế ERP không tương thích hoàn toàn với nhu cầu của doanh nghiệp.

Do vậy lãnh đạo doanh nghiệp nên đặt niềm tin tuyệt đối vào nhà cung cấp giải pháp ERP mà mình đã lựa chọn, để việc triển khai được hiệu quả nhất, hữu dụng nhất cho doanh nghiệp.

Khó khăn trong việc trao đổi giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp

3. Chưa đào tạo nhân sự một cách hệ thống

Hệ thống ERP sẽ được sử dụng tốt nhất khi người dùng hiểu biết về nó. Vì vậy, một trong những thách thức của doanh nghiệp khi triển khai ERP là cần đảm bảo các nhân sự của mình được đào tạo một cách kỹ càng về hệ thống. Việc triển khai sẽ khả thi hơn nếu nhân viên của bạn được đào tạo đầy đủ và có động lực sử dụng hệ thống.

4. Thiếu ngân sách

Không thể phủ nhận những giá trị về lâu dài của hệ thống ERP mang lại cho doanh nghiệp như tăng hiệu quả và năng suất,...Khi lập ngân sách, bạn phải tính đến chi phí tài chính và thời gian thực hiện công việc của các thành viên nhóm dự án ERP. Trong công ty cần có người phải chịu trách nhiệm chính về dự án, giao tiếp và làm việc chặt chẽ với nhà cung cấp ERP để đạt được kết quả tốt nhất.

Như đã đề cập việc đầu tư cơ sở hạ tầng bên trên cũng cần phân bổ ngân sách cho hợp lý.

>>> Làm sao để tiết kiệm chi phí khi triển khai ERP

5. Thiếu sự đồng thuận của nhân sự triển khai ERP

Thiếu sự đồng thuận của nhân sự triển khai ERP

Một khó khăn mà doanh nghiệp thường sẽ gặp phải khi triển khai ERP là không thống nhất được quan điểm giữa ban lãnh đạo và nhân viên. Một vài lý do mà nhân viên có thể sẽ từ chối sử dụng phần mềm ERP như: Cho rằng nó không hiệu quả như cái họ đang sử dụng, họ ngại thay đổi,...Thậm chí, quyền lợi của một số cá nhân/phòng ban mâu thuẫn với mục tiêu của dự án, dẫn đến việc họ không nhiệt tình làm việc hoặc cản trở triển khai thực hiện dự án.

Như vậy, điều bắt buộc ở đây là người điều hành doanh nghiệp và mọi nhân viên cần phải có quan điểm chung để có thể sử dụng phần mềm ERP một cách hiệu quả nhất.

6. Chưa lựa chọn đúng nhà cung cấp

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm ERP, do đó, nhiều doanh nghiệp thường khó đưa ra lựa chọn nên đầu tư vào hệ thống ERP nào? Giải pháp nào là tốt cho doanh nghiệp.

Bạn nên dành thời gian tìm hiểu về nhà cung cấp ERP, ví dụ như:

  • Có khả năng đáp ứng các chức năng để đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty bạn không? 
  • Nhà cung cấp đó bao nhiêu năm kinh nghiệm trong ngành? 
  • Có uy tín và nhiều dự án triển khai thành công không?

Đồng thời, bạn nên nghiên cứu kỹ về nhu cầu và thách thức của doanh nghiệp và sau đó đưa ra yêu cầu này cho các nhà cung cấp ERP để đáp ứng. 

Đọc thêm: 5 tiêu chí để đánh giá phần mềm ERP tốt cho doanh nghiệp

Thực hiện tốt những điều trên, sẽ giúp bạn tìm được hệ thống ERP phù hợp để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và đối tác phù hợp để hỗ trợ bạn trong quá trình triển khai ERP. Bạn có thể tham khảo SIS ERP sme - giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ được S.I.S Việt Nam nghiên cứu và triển khai thông qua nhiều dự án trong suốt hơn 20 năm. Là phần mềm được thiết kế theo yêu cầu, có thương hiệu uy tín trên thị trường. S.I.S luôn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng và là đối tác của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tìm hiểu về phần mềm TẠI ĐÂY.

Trên đây là 6 khó khăn khi triển khai hệ thống ERP mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi chuẩn bị triển khai ERP. Nếu doanh nghiệp bạn có nhu cầu tìm hiểu về giải pháp phần mềm ERP hoặc nhận demo, hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi qua hotline: 0912.210.210.

Xem thêm các bài viết khác
  • Quản lý nhân sự - Chìa khóa để doanh nghiệp phát triển vững chắc
  • Vì sao doanh nghiệp cần lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp
  • Các loại báo cáo thuế nào phải nộp năm 2022
  • Tổng hợp những điều cần biết về Roadmap Business Analyst
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?