Chi tiết về 9 phân hệ của ERP mà doanh nghiệp cần biết
Các phân hệ trong ERP được kết nối với nhau để chia sẻ thông tin, tạo nên một hệ thống xuyên suốt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng quản lý, giám sát số liệu. Chi tiết về những những chức năng của các phân hệ này là gì? cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé.
1. Những phân hệ cơ bản trong phần mềm ERP
Phân hệ của ERP là tên cho một nhóm các tính năng phục vụ cho 1 chức năng hoặc bộ phận của doanh nghiệp.
Một hệ thống ERP sẽ bao gồm các phân hệ (module) sau:
- Phân hệ tài chính – kế toán
- Phân hệ quản lý sản xuất
- Phân hệ quản lý bán hàng
- Phân hệ quản lý mua hàng
- Phân hệ quản lý tài sản - thiết bị
- Phân hệ quản lý kho vận
- Phân hệ quản lý dự án
- Quản lý nhân sự
- Phân hệ quản trị khách hàng
Trên đây là những phân hệ chính trong hệ thống ERP. Các phân hệ này có chức năng riêng biệt và đều được liên kết với nhau, chạy trên cùng một nền tảng. Từ đó, các nhà quản trị có thể hoạch định chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp.
>>>Tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần ứng dụng phần mềm ERP
2. Chi tiết về 9 phân hệ trong ERP
Mỗi một phân hệ có những nhiệm vụ và chức năng riêng biệt. Dựa vào đó, nhà quản lý dễ dàng theo dõi kết quả hoạt động của doanh nghiệp một cách chi tiết và chính xác.
Phân hệ tài chính - kế toán
Vấn đề tài chính luôn là mối quan tâm lớn nhất đối với các doanh nghiệp ngay khi bắt đầu bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân hệ này được coi là một trong những phân hệ quan trọng nhất trong ERP. Nó cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp từ việc thu thập dữ liệu từ các phòng ban chức năng. Từ đó tạo ra những báo cáo tài chính có giá trị như bảng cân đối kế toán, biên lai thanh toán và báo cáo thuế vụ. Những báo cáo này hỗ trợ các nhà quản trị lập kế hoạch và đưa ra những quyết định liên quan đến tài chính của doanh nghiệp sao cho hiệu quả.
Phân hệ này có thể đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ kế toán, tự động hóa các công việc liên quan đến xuất hóa đơn, quản lý tiền mặt, đối chiếu tài chính, hỗ trợ bộ phận kế toán đóng sổ sách.
Tính năng của phân hệ tài chính - kế toán bao gồm: Sổ cái, Quản lý vốn bằng tiền, Công nợ (phải thu - phải trả), tài sản cố định, lập dự toán ngân sách,...
Phân hệ quản lý sản xuất
Trong hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, đây là phân hệ không thể thiếu. Phân hệ quản lý sản xuất tích hợp trong hệ thống ERP là giải pháp tối ưu giúp các doanh nghiệp tăng năng suất và hiệu suất trong các nhà máy.
Phân hệ quản lý sản xuất cũng cập nhật các dữ liệu từ nhà máy, hỗ trợ việc kiểm soát hoạt động phân xưởng, phân bổ nguồn lực hợp lý và tối ưu chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, các biểu đồ báo cáo sản xuất được cập nhật thường xuyên, cùng những dữ liệu tích hợp với các phân hệ trong ERP hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất, tối ưu hóa tài nguyên.
Phân hệ quản lý bán hàng
Đây cũng là một phân hệ cần thiết đối với một doanh nghiệp sản xuất. Phân hệ quản lý bán hàng trong ERP bao gồm những nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, nhân viên và khách hàng. Mọi dữ liệu, thông tin được thu thập, giúp nhà quản lý nắm bắt được quy trình bán hàng, số lượng hàng tồn kho, thống kê tình hình lãi/lỗ của sản phẩm hoặc kiểm nghiệm hiệu quả của chiến lược marketing.
Hệ thống ERP sẽ đưa ra những thống kê theo dạng biểu đồ trực quan, dựa vào đó doanh nghiệp đưa ra những điều chỉnh kịp thời, đánh giá nhân viên và cải thiện chất lượng sản phẩm.
Phân hệ quản lý mua hàng
Phân hệ này được tích hợp trong ERP giúp doanh nghiệp lập kế hoạch đảm bảo nguồn cung để duy trì hoạt động. Thông qua phân hệ này, các nhà quản lý có thể nắm bắt được số lượng tồn kho nhờ vào sự liên kết chặt chẽ với phân hệ kho vận và phân hệ sản xuất. Tương tự như phân hệ khác, nhà quản lý có thể theo dõi mọi hoạt động mua hàng dựa vào biểu đồ báo cáo.
Phân hệ quản lý tài sản - thiết bị
Ở phân hệ này, quản lý tài sản thiết bị hiệu quả hơn, hạn chế thất thoát tài sản;dễ dàng tra cứu thông tin, nguồn gốc, lịch sử luân chuyển tài sản thiết bị; đảm bảo việc tuân thủ kế hoạch bảo trì thiết bị một cách chặt chẽ nhất,...
Phân hệ quản lý kho vận
Doanh nghiệp dễ dàng quản lý số lượng hàng hóa trong kho, đơn giản hóa quy trình xuất/nhập kho mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao. Hệ thống báo cáo lượng hàng tồn kho giúp việc kiểm soát kho chặt chẽ hơn, hỗ trợ tính toán hiệu quả sử dụng vốn, từ đỏ cắt giảm những chi phí không cần thiết và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Phân hệ quản lý dự án
Báo cáo giá thành từ lúc khởi công cho đến khi dự án hoàn thành, theo dõi chi tiết dự án, công trình, hạng mục công trình. Báo cáo tổng hợp chi tiết về chi phí, công nợ theo dự án. Nhà quản lý sẽ nắm bắt được tiến độ của dự án.
Phân hệ quản lý nhân sự
Ở phân hệ quản trị nhân sự những thông tin chi tiết về nhân sự đều được lưu trữ gồm thông tin tuyển dụng, hợp đồng lao động, quản trị chấm công, tính lương … Phân hệ này giúp các nhà quản trị theo dõi thời gian, hiệu suất làm việc của nhân viên, đồng thời theo dõi thời gian nghỉ trả lương và các thông tin về bảo hiểm, phúc lợi. Từ đó, nhà quản trị đánh giá được kết quả làm việc của nhân viên minh bạch và khách quan hơn.
Phân hệ quản trị quan hệ khách hàng
Đánh giá chất lượng dịch vụ có tốt hay không? khách hàng có trải nghiệm hài lòng với sản phẩm không? sẽ phụ thuộc vào phần quản lý quan hệ khách hàng. Phân hệ này quản lý tập trung toàn bộ thông tin khách hàng của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp giải pháp chăm sóc khách hàng hiệu quả.
Thông tin của khách hàng được hệ thống tự động thu thập, lưu trữ, bao gồm lịch sử giao tiếp (qua điện thoại hoặc email), lịch sử mua hàng. Toàn bộ thông tin được tập hợp thành một bộ dữ liệu lớn, sau đó đánh giá, phân loại thành từng tệp khách hàng để nhân viên dễ dàng tiếp cận và có những dịch vụ chăm sóc khách hàng khác nhau.
Hơn nữa, dựa trên các đánh giá, phân tích về nhu cầu và tâm lý khách hàng của hệ thống, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ marketing tích hợp để xây dựng các chiến dịch tiếp thị phù hợp với các đối tượng khách hàng. Điều này mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp.
Ngoài một số các phân hệ này, hiện nay nhiều phần mềm ERP hiện đại, doanh nghiệp có thể yêu cầu tích hợp thêm một số phân hệ khác tùy theo quy mô, kinh phí và nhu cầu của doanh nghiệp.
>>> Tìm hiểu về: Những điểm mới về module Quản lý quan hệ khách hàng CRM trên SIS ERP sme
3. Phần mềm SIS ERP sme - Giải pháp quản lý doanh nghiệp thông minh
Phần mềm quản trị doanh nghiệp SIS ERP sme là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp lớn khi muốn triển khai ERP. Là phần mềm được thiết kế theo yêu cầu, ngoài các phân hệ cơ bản, nhà quản trị dễ dàng yêu cầu tích hợp thêm các module khác.
Dựa trên việc triển khai nhiều dự án, S.I.S đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm về phần mềm tốt nhất.
Đầy đủ các phân hệ, phần mềm hoàn toàn đáp ứng được hầu hết mọi loại hình và nhu cầu của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.
Những ưu điểm nổi bật của phần mềm SIS ERP sme:
- Dễ dàng tích hợp API với các phần mềm khác, thiết bị phần cứng trong xu hướng CMCN 4.0, IoT, và số hóa quản trị DN.
- Dễ dàng tùy biến: Chuyển đổi chạy Online, Offline; sẵn sàng trên các nền tảng Winform, Web, App tùy vào mô-đun và yêu cầu riêng của mỗi vị trí, bộ phận.
- Mô-đun Quản trị kế hoạch sản xuất hoàn thiện và tự động nhất, hỗ trợ công tác lập kế hoạch nhu cầu NVL, kế hoạch SX, thực hiện và thống kê sản xuất, tiến độ sản xuất, chất lượng cũng như sự cố sản xuất,…
- Giải pháp quản trị kho thông minh và hiện đại, tích hợp mã vạch QR Code. Dễ dàng mở rộng theo quy mô từng thời điểm của doanh nghiệp.
Liên hệ với các chuyên gia của S.I.S để được giải đáp thắc mắc về phần mềm!!
>>> NHẬN HỖ TRỢ TƯ VẤN <<< |