Những ngành nào thích hợp triển khai hệ thống ERP
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn tìm hiểu và ứng dụng hệ thống ERP bởi những lợi ích vô cùng to lớn mà nó mang lại. Qua bài viết dưới đây, S.I.S xin chia sẻ tới bạn đọc về những ngành thích hợp để áp dụng hệ thống ERP.
Ngành nghề thích hợp ứng dụng hệ thống ERP
1. Lợi ích mà hệ thống ERP mang lại
Ngày nay, hệ thống ERP được thiết kế và tùy chỉnh để sát với nhu cầu sử dụng của người sử dụng. Vì vậy mà bất cứ doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào, phần mềm đều có thể chỉnh sửa sao cho tối ưu hóa việc quản lý tại doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể tùy chỉnh thêm một số tính năng hoặc giao diện để mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý.
Phần mềm dễ dàng thay đổi linh hoạt để đạt được mức độ chuyên sâu cao nhất, hỗ trợ toàn thể doanh nghiệp trong quản trị kinh doanh. Một số lợi ích mà hệ thống ERP mang lại cho doanh nghiệp có thể kể đến như:
- Quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh
- Quản lý nhân sự hiệu quả
- Đơn giản hóa các nghiệp vụ tài chính - kế toán
- Giảm chi phí vận hành doanh nghiệp
- Tăng doanh thu và đạt được mục tiêu kinh doanh
- Nâng cao năng suất làm việc
- Quản lý đa nền tảng, theo dõi quản trị mọi lúc
>>>Phần mềm quản lý ERP và những lợi ích mang lại cho doanh nghiệp
2. Giá trị mà nhà quản trị mong muốn khi áp dụng hệ thống ERP
Lợi ích lâu dài mà ERP mang lại cũng như giá trị mà nhà quản trị thực sự kỳ vọng khi áp dụng phần mềm ERP là:
- Hệ thống phần mềm ERP tạo ra nền tảng bền vững cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai: Các số liệu được lưu lại đầy đủ và chính xác cùng với những phân tích tài chính hỗ trợ cho ban giám đốc ra quyết định phù hợp với năng lực và tài chính của công ty qua nhiều năm.
- Đem đến cho doanh nghiệp không phải một phần mềm máy tính mà là một giải pháp tổng thể, một công nghệ quản lý, một nghệ thuật quản trị hiện đại. Giải quyết các bài toán tích hợp mà các hệ thống rời rạc không thể thực hiện được. Từ đó, giảm chi phí đầu tư so với nhiều hệ thống rời rạc.
- Thông tin tập trung, chính xác, kịp thời: Thông tin cập nhật theo thời gian thực và được lưu lại theo từng nguồn cấp tin nên đảm bảo chính xác, đầy đủ do dễ dàng phát hiện vị trí lỗi dữ liệu để kịp thời sửa chữa.
- không giới hạn về quy mô doanh nghiệp, loại hình sản xuất kinh doanh, vị trí địa lý: Các hệ thống phần mềm ERP hoạt động linh hoạt và được các nhà cung cấp dịch vụ phân tích thiết kế theo từng đặc thù nên đảm bảo hoạt động tốt trong mọi quy trình nghiệp vụ của từng doanh nghiệp. Mặt khác, việc ứng dụng quản trị cơ sở dữ liệu trực tuyến giúp lãnh đạo truy xuất các dữ liệu, báo cáo mọi lúc, mọi nơi dễ dàng và thuận tiện.
- Dễ dàng nâng cấp, mở rộng: Trong quá trình hoạt động, luôn phát sinh những diễn biến mới khiến người quản trị ngày càng phải cập nhật và giải quyết những mâu thuẫn mới dẫn đến phát sinh những nhu cầu quản lý mới. Do đó, một hệ thống linh hoạt, dễ nâng cấp và mở rộng dẫn ra một cách thức hoạt động hiệu quả và phù hợp hơn với sự biến đổi từng ngày tại doanh nghiệp.
- Tối ưu hóa quy trình hoạt động, lập quy trình tiêu chuẩn thích ứng với các quy trình kinh doanh đặc thù để từ đó sẽ đưa đến việc tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả nguồn lực, tăng cường giám sát hoạt động.
- Phần mềm ERP giúp giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động do dữ liệu từ các bộ phận được liên kết và kế thừa nhau, với những ràng buộc bởi các thuật toán giúp dễ dàng phát hiện lỗi phát sinh trong dữ liệu. Thay vì phải đi dò từng con số khi sử dụng tính toán bằng excel.
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc trao đổi dữ liệu với đối tác nước ngoài.
- Hạn chế các lỗ hổng thông tin, đảm bảo an toàn bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Đáp ứng yêu cầu về thương mại điện tử: Hỗ trợ mua, bán hàng trực tuyến, nhắc nhở giao hàng cho đơn hàng giao hàng sau,..
>>>Tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần ứng dụng phần mềm ERP
3. Hệ thống ERP thích hợp ứng dụng trong ngành nghề nào?
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện đại, hệ thống ERP có thể ứng dụng được với rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Dưới đây là một số ngành nghề nên áp dụng phần mềm ERP trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
Ngành xây dựng
Việc quản lý vòng đời dự án của một công trình, từ việc lên kế hoạch, quản lý các thiết bị, nhân sự,... luôn là một khó khăn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Phần mềm ERP cung cấp phân tích dữ liệu mạnh mẽ cho một số quy trình xây dựng, bao gồm:
- Quản lý tài sản
- Lập lịch trình
- Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
- Quản lý giá thầu
- Quản lý nhà cung cấp
- Quản lý dự án
- Quản lý nguồn nhân lực
- Quản lý hàng tồn kho hoặc thiết bị
- Quản lý nhà thầu
- Quản lý tài chính
Bằng cách tích hợp các hệ thống khác nhau vào một giải pháp toàn diện, doanh nghiệp sẽ có tất cả các công cụ thiết yếu để quản lý toàn bộ vòng đời của một dự án. Điều này rất quan trọng, vì việc sử dụng phần mềm kế toán, lập kế hoạch và quản lý tài liệu không phù hợp có thể làm trì hoãn các dự án xây dựng và sự phát triển của chính công ty.
Ngành bán lẻ
Ứng dụng phần mềm ERP trong lĩnh vực bán lẻ hiện nay đang rất phổ biến. Nó chính là giải pháp tuyệt vời trong việc quản lý từ nhân sự, khách hàng đến kho hàng, quầy,,.. Dựa trên những cập nhật về số liệu và báo cáo, nhà quản trị có thể dễ dàng nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp có doanh hiệu quả không? và đưa ra các quyết định kinh doanh nhằm tăng doanh thu.
Ngành kinh doanh dịch vụ
Đây là một trong những loại hình kinh doanh đang rất phổ biến hiện nay. Ngành này chủ yếu cung cấp cho khách hàng các dịch vụ, hàng hóa vô hình và thu lời từ chính trải nghiệm khách hàng. Vì vậy, nếu việc quản lý nhân viên và khách hàng tốt sẽ mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Điển hình về một số ngành hoạt động trong lĩnh vực này như: khách sạn, nhà hàng, tour du lịch, tư vấn bất động sản, tư vấn kinh doanh, tư vấn pháp lý,..
Phần mềm ERP được thiết lập sẵn thông báo giúp nhân viên dễ dàng chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng tiềm năng, gia tăng hình ảnh chuyên nghiệp của doanh nghiệp đến khách hàng.
Ngành sản xuất
Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp hàng hóa tiêu dùng đến thị trường. Đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu sử dụng hàng ngày của con người. Đối với ngành này, quy trình thường được vận hành ở độ chuyên môn hóa cao nhằm đáp ứng số lượng hàng hóa lớn. Chính vì vậy, phần mềm ERP sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu và tăng tốc quy trình ấy dựa vào sự tùy chỉnh mang tính chuyên sâu cao.
Ngành dịch vụ tài chính
Ngành này bao gồm: Các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính,….. Đây là ngành đang rất phát triển trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay. Các dịch vụ về tài chính, ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều. Phần mềm ERP có thể giúp doanh nghiệp quản lý tài chính, quản lý, chăm sóc và cải thiện mối quan hệ khách hàng, nhắc nhở lịch hẹn, lịch thông báo tư vấn,…Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ.
Ngành giáo dục
Hệ thống phần mềm ERP cũng là một công cụ có giá trị cho các cơ sở học tập và nghiên cứu, vận dụng trong việc quản lý các nhu cầu hậu cần của họ. Trường học có thể đảm bảo mức tồn kho của các mặt hàng thiết yếu, theo dõi các nhà cung cấp tốt nhất để sử dụng và quản lý các sáng kiến một cách dễ dàng. Các nhóm tài chính có thể đảm bảo các khoản trợ cấp và kinh phí được phân bổ hợp lý nhờ các mô-đun được thiết kế để theo dõi việc đăng ký và chi tiêu tài trợ của chính phủ; hay như việc chấm công, tiền lương cho các giáo viên đứng lớp…
Nhìn chung, phần mềm ERP áp dụng được hầu hết các lĩnh vực. Doanh nghiệp có thể xem xét quy mô và liên hệ với S.I.S để được tư vấn miễn phí về phần mềm quản trị doanh nghiệp theo các phương thức sau:
- Fanpage: www.facebook.com/PhanmemketoanSISVN
- Zalo: zalo.me/1342865692358366846
- Hotline: 0912.210.210
- Email: phanmem@sis.vn