Giải quyết vấn đề kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp thực phẩm đồ uống
Đối với các doanh nghiệp thực phẩm đồ uống, yếu tố trọng tâm của ngành chính là kiểm soát chất lượng. Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì bản thân, phát triển trên thị trường rộng lớn. Nếu bạn cũng đang gặp phải rắc rối này, hãy cùng SIS tìm hiểu ngay ở nội dung bên dưới đây nhé.
1. Thực trạng vấn đề kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp thực phẩm đồ uống
Thực phẩm và đồ uống là ngành đang rất có tiềm năng trên thị trường, tuy nhiên các doanh nghiệp cũng gặp phải các chướng ngại lớn từ: Đối thủ cạnh tranh, yêu cầu của khách hàng về chất lượng hay các vấn đề từ chính doanh nghiệp mình.
Vài năm trở lại đây, ngành thực phẩm đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh về đa dạng mặt hàng, thành phần, kỹ thuật chế biến và bao bì đóng gói. Không chỉ vậy, bối cảnh pháp lý cũng bắt đầu nghiêm ngặt hơn và khiến cho doanh nghiệp phải siết chặt hệ thống kiểm soát chất lượng của mình.
Thế nhưng, thực tế cho thấy vẫn còn tồn đọng các vấn đề nghiêm trọng trong khâu quản lý chất lượng như: Chưa có quy trình kiểm tra chặt chẽ từ khâu nguyên liệu thô, sản xuất đến thành phẩm, chưa xây dựng các tiêu chí QC, không có công thức, hàm lượng, định lượng cụ thể,… Thậm chí, có những đơn vị còn không có bộ phận QC.
Tất cả những thực trạng trong quá trình kiểm soát chất lượng trên sẽ dẫn đến những hệ lụy lớn, khiến doanh nghiệp đứng bên bờ vực sụp đổ. Cụ thể như thế nào thì bạn hãy theo dõi tiếp ở nội dung phần 2 nhé.
2. Không kiểm soát tốt chất lượng sẽ gây ra hệ lụy gì cho doanh nghiệp?
Trước khi đi sâu vào hệ lụy, bạn có biết tại sao kiểm soát chất lượng lại quan trọng với doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống? Bởi sản phẩm mà họ cung cấp ra thị trường có thể đem đến bệnh tật cho người sử dụng, mất doanh thu, khách hàng sẽ chuyển qua một thương hiệu mới. Có thể thấy, hệ lụy mà đơn vị phải gánh cũng sẽ bắt đầu từ các vấn đề này.
Mất danh tiếng, ảnh hưởng đến thương hiệu
Thương hiệu đối với một doanh nghiệp ở ngành thực phẩm đồ uống là rất quan trọng. Việc xây dựng thương hiệu cũng mất rất nhiều thời gian, công sức. Chỉ cần xảy ra một vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm sẽ khiến đơn vị đó gánh hậu quả lớn từ truyền thông.
Có rất nhiều thương hiệu về thực phẩm là bài học đắt giá, làm gương cho chúng ta như: Lotteria, Nestle, Tribeco, KFC,… Với hàng loạt các vụ bê bối sản phẩm dính mảnh thủy tinh, lên mốc, thức ăn “bẩn”,… đã khiến cho các thương hiệu này phải gánh chịu hậu quả nặng nề cả về kinh tế, mối quan hệ với khách hàng, truyền thông,…
Khách hàng hiện nay cũng rất quan trọng vấn đề chất lượng sản phẩm. Họ không chỉ yêu cầu ngon, đẹp mắt mà còn phải tốt cho sức khỏe, bảo vệ môi trường. Nếu họ phát hiện chất lượng sản phẩm mình dùng không đảm bảo, ngay lập tức họ sẽ “quay xe” sang thương hiệu mới.
Đối mặt với các quy định pháp lý và án phạt
Như đã nói, thực phẩm đồ uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy mà các quy định về an toàn thực phẩm liên tục được cập nhật và siết chặt hơn. Nếu doanh nghiệp không quản lý tốt về chất lượng, thành phần có gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sai quy định pháp luật sẽ phải đối diện với pháp lý và án phạt đền, kiện tụng,…
Giảm tỷ suất lợi nhuận
Khách hàng quay lưng, phải đền tiền trong các vụ kiện, tinh thần làm việc của nhân viên không tốt, sản lượng bán không tăng, hàng tồn kho liên tục tăng cao,… Tất cả những vấn đề này đều khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sâu, bù lỗ lớn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải chịu thêm nhiều hệ lụy khác từ khâu quản lý chất lượng kém.
3. Tính năng nào của ERP ngành thực phẩm đồ uống giải quyết vấn đề này?
Phần mềm ERP cho ngành thực phẩm đồ uống như một giải pháp tổng thể, giúp gắn kết các quy trình liền mạnh, thống nhất. Thông tin được cập nhật một cách liên tục, chính xác giúp cho nhà quản lý đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý.
Khó khăn trong khâu quản lý chất lượng, tính năng quản lý và cập nhật công thức của ERP sẽ giúp giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Tính năng này sẽ cung cấp hệ thống có cấu hình cao cho phép kiểm soát chất lượng chặt chẽ và luôn đảm bảo về hương vị, mùi vị nhất quán của sản phẩm.
Các quy trình kiểm soát chất lượng cũng rất rõ ràng từ khâu nguyên liệu thô đến trong sản xuất và thành phẩm phân phối ra thị trường. Từ đó giúp giảm thiểu sai sót, các bộ phận liên kết với nhau để đảm bảo sự thống nhất và đạt mục tiêu chung. Ngoài ra, doanh nghiệp thực phẩm đồ uống còn được thiết kế phần mềm theo yêu cầu để phù hợp đặc điểm của doanh nghiệp mình.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây bạn đã cùng SIS tìm hiểu xong về cách giải quyết khó khăn về kiểm soát chất lượng trong doanh nghiệp thực phẩm đồ uống.