Hướng dẫn chi tiết cách làm báo cáo thuế hàng tháng

Báo cáo thuế không còn xa lạ gì đối với các kế toán viên, nó là một nghiệp vụ quan trọng được thực hiện theo định kỳ hàng tháng. Những kế toán mới vào nghề thì việc làm báo cáo thuế còn gặp chút khó khăn. Vì vậy, bài viết này dành cho bạn, S.I.S sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm báo cáo thuế hàng tháng qua bài viết dưới đây.

Hướng dẫn chi tiết cách làm báo cáo thuế hàng tháng

Hướng dẫn chi tiết cách làm báo cáo thuế hàng tháng

1. Các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp hàng tháng

Có 2 loại thuế mà doanh nghiệp cần phải nộp hàng tháng là: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

1.1. Thuế GTGT

- Kê khai theo phương pháp khấu trừ:

  • Tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT
  • Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra theo mẫu 01-1/GTGT
  • Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT
  • Các phụ lục khác kèm theo nếu có

- Kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp:

  • Trực tiếp trên GTGT: Tờ khai thuế GTGT theo mẫu 03/GTGT
  • Trực tiếp trên doanh thu: Tờ khai thuế GTGT theo mẫu 04/GTGT
  • Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra mẫu 04-1/GTGT

1.2. Thuế thu nhập cá nhân

- Tờ khai thuế TNCN theo mẫu 02/KK-TNCN (Doanh nghiệp trả tiền lương).

- Tờ khai thuế TNCN theo mẫu 03/KK-TNCN (Doanh nghiệp trả đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán)

Lưu ý:  Nếu trong tháng có phát sinh số thuế TNCN phải nộp >50 triệu đồng thì kê khai theo tháng, không có phát sinh thì không phải nộp tờ khai:

  • Báo cáo thuế TNCN theo mẫu 02/KK-TNCN và tờ khai thuế TNCN theo mẫu 03/KK-TNCN hoặc tờ khai mẫu 01/KK-TNCN và 01/KK-XS áp dụng với từng loại hình doanh nghiệp và hình thức kinh doanh phù hợp
  • Báo cáo thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu 01/TTĐB kèm theo bảng kê hàng hóa và đơn hàng bán được vào mẫu 01-1/TTĐB và bảng kê thuế được khấu trừ theo mẫu 01-2/TTĐB.
  • Khai thuế tài nguyên môi trường với Cơ quan thuế theo mẫu 01-TAIN và mẫu 01/TBVMT.

Thời hạn nộp báo cáo thuế hàng tháng là trước ngày thứ 20 của tháng tiếp theo, kế toán viên phải tuyệt đối lưu ý không nên nộp báo cáo chậm hoặc quá thời hạn nếu không muốn bị phạt.

>>> Các loại báo cáo thuế nào phải nộp năm 2022

2. Chi tiết cách làm báo cáo thuế hàng tháng

Lưu ý tháng 1, tháng 2 và tháng 3 có sự khác biệt về cách làm báo cáo thuế, các tháng còn lại, kế toán có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây:

2.1. Kỳ báo cáo thuế tháng 1

Kỳ khai thuế 12 tháng gồm: Khai thuế GTGT, khai thuế TNCN thường xuyên, khai thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), khai thuế tài nguyên.

Hồ sơ khai thuế bao gồm:

- Thuế GTGT: Tờ khai theo mẫu 01/GTGT

Bảng kê chứng từ, hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra theo mẫu 01-1/GTGT, bảng kê chứng từ, hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu 01-2/GTGT, bản giải trình kê khai bổ sung và điều chỉnh (nếu có) theo mẫu 01-KHBS, bảng phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong tháng (nếu có) theo mẫu 01- 4A/GTGT và bảng kê số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh theo mẫu 01-5/GTGT.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

Cần làm tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu 01/TTĐB, bảng kê hóa đơn bán các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu 01-1/TTĐB, bảng kê thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có) theo mẫu 01-2/TTĐB.

- Thuế tài nguyên (nếu có)

+ Làm tờ khai theo mẫu 01/TAIN hoặc mẫu 02/TAIN.

  • Thuế thu nhập cá nhân thường xuyên

+ Tờ khai thuế TNCN khấu trừ tại nguồn theo mẫu số 01/TNCN, mẫu 02/TNCN (nếu khấu trừ 10%), mẫu 03/TNCN (nếu khấu trừ 25%)

  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của Quý IV năm trước
  • Kê khai, nộp thuế TNDN tạm tính của quý IV năm trước (chỉ cần nộp tiền thuế)

- Các loại thuế cần kê khai, nộp theo năm: 

Thuế môn bài (Trường hợp doanh nghiệp có vốn đăng ký kinh doanh không thay đổi so với năm trước thì không cần nộp), thuế nhà đất và thuế sử dụng đất nông nghiệp (nếu có).

- Hồ sơ kê khai bao gồm:

  • Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01/MBAI
  • Tờ khai thuế nhà, đất theo mẫu 01/NĐAT
  • Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp theo mẫu 01/SDNN.

Thời hạn nộp hồ sơ và kê khai thuế: Chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng 01.

2.2. Kỳ báo cáo thuế tháng 2

Thực hiện kê khai thuế của tháng 1 với các loại thuế sau:

  • Thuế GTGT
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
  • Thuế tài nguyên (nếu có)
  • Thuế TNCN thường xuyên

Hồ sơ kê khai thuế

chứng từ, tờ khai và thực hiện giống như hồ sơ khai thuế kỳ thuế tháng 12 năm trước.

Thời hạn nộp hồ sơ kê khai và nộp thuế: 

Chậm nhất vào ngày thứ 20 của tháng 2. Ngoài ra còn phải làm báo cáo thanh quyết toán sử dụng hóa đơn của năm trước theo mẫu BC-29/HĐ, ban hành kèm theo Thông tư 120/2002/TT-BTC  ngày 30/12/2002 của BTC. Thời gian nộp chậm nhất trước ngày 25/02.

2.3. Kỳ báo cáo thuế tháng 3

Thực hiện kê khai kỳ thuế tháng 2 theo hồ sơ khai thuế kỳ thuế tháng 1.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng 3.

  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của Quý 1 năm nay theo biểu mẫu trong phần mềm HTKK 3.2.4. Thời hạn nộp chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng 4.
  • Thuế GTGT năm tính theo phương pháp trực tiếp trên GTGT (với doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ)
  • Thuế TNDN
  • Thuế TNCN thường xuyên
  • Thuế Tài nguyên nếu có
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo mẫu BC26-AC)

Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải quyết toán thuế của năm trước bao gồm:

  • Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp trên GTGT, tờ khai theo mẫu số 04/GTGT.
  • Thuế TNDN tờ khai theo mẫu 03/TNDN, báo cáo tài chính năm, phụ lục kèm theo tờ khai tùy theo thực tế phát sinh của DN.
  • Thuế TNCN
  • Thuế tài nguyên theo mẫu 03/TAIN

Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế và nộp thuế năm: Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ 31/12.

2.3. Báo cáo thuế của các tháng còn lại

  • Kỳ khai thuế tháng phát sinh trước các chứng từ, hóa đơn, báo cáo giống các tháng 1,2,3
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của quý này, kê khai nộp trước ngày 20 của quý sau
  • Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý này sẽ kê khai và nộp trước ngày 30 của quý sau.

» Đọc thêmBáo cáo tài chính bao gồm những gì? Thời hạn nộp BCTC?

3. Những lưu ý khi làm báo cáo thuế hàng tháng

  • Sắp xếp hóa đơn bán ra theo số thứ tự bán ra đồng thời cũng theo quy trình ngày tháng. Bạn nên lấy một mẫu giấy kẹp lại ghi rõ hóa đơn bán ra tháng … năm…Nếu trường hợp bạn làm nhiều công ty một lúc thì bạn nên ghi rõ hóa đơn bán ra tháng.. năm… Tên công ty
  • Khi hạch toán lên phần mềm kế toán , phải phân biệt được đâu là hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản, dụng cụ công cụ tránh nhầm lẫn.
  • Khi lưu trữ hóa đơn, chứng từ nên photo thêm vài bản tránh bị mất không đối chứng.
  • Khi hạch toán hóa đơn đầu ra cần phân loại đâu là doanh thu bán hàng hóa, đâu là doanh thu dịch vụ hay đâu là doanh thu bán thành phẩm để cho vào tài khoản tương ứng.
    • Đối với doanh thu bán hàng hóa dùng TK 5111
    • Doanh thu bán thành phẩm sử dụng TK 5112
    • Doanh thu cung cấp dịch vụ: TK 5113
  • Khi kê khai thuế nên lưu ý các trường hợp kê khai đặc biệt như sau:
    • Hóa đơn nhập khẩu thì khi nào có chứng từ nộp tiền thuế nhập khẩu bạn mới được kê khai vào tháng nộp tiền và thông tin ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, ngày hóa đơn căn cứ vào giấy nộp tiền để kê khai. Nhà xuất khẩu nước ngoài không có mã số thuế.
  • Nên lưu ý phần tiền lương trên chỉ tiêu 334 phải khớp với quyết toán thuế TNCN, có nghĩa là tổng lương phải trả cho cán bộ công nhân viên so với tổng hợp lương từng cá nhân lên quyết toán thuế TNCN cuối năm là số liệu khớp nhau.
  • Hàng tháng nên hạch toán vào phần mềm kế toán và chỉnh sửa trước khi đưa ra dữ liệu và nộp tờ khai.
  • Trước khi lập báo cáo tài chính bạn cần phải lập quyết toán thuế TNDN trước để so sánh chênh lệch số thuế TNDN cuối năm so với các quý . Từ đó tạo bút toán xử lý chênh lệch thuế TNDN. kết chuyển lại mới lập BCTC.
  • Hàng tháng bạn nên biết cách cân đối mọi vấn đề trên báo cáo như trên: Thuế, chi phí, lợi nhuận… thì đến cuối năm bạn sẽ không vất vả trong việc lập BCTC. Đây là kinh nghiệm dành cho các bạn kế toán muốn làm nhiều công ty một lúc.

Trên đây là cách làm báo cáo thuế hàng tháng và một số lưu ý mà S.I.S cung cấp đến cho quý bạn đọc nói chung và “dân kế” nói riêng để khi thực hiện tránh sai sót. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc.

Để nhận tư vấn miễn phí và trải nghiệm dùng thử về phần mềm kế toán SIS MAC*HRM, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0912.210.210 hoặc đăng ký dưới đây:

SIS MAC*HRM - Phần mềm kế toán nhân sự - tiền lương duy nhất tích hợp khấu trừ thuế TNCN

Các phần công việc kế toán thuế quá nhiều và phức tạp, nhất là trong vấn đề kê khai thuế. Tất cả sẽ được ĐƠN GIẢN HÓA bởi một phần mềm thông minh, tích hợp đầy đủ các loại thuế, có sẵn chứng từ thuế TNCN điện tử theo nghị định 123.

Xem thêm các bài viết khác
  • DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ KHÔNG ĐƯỢC GIẢM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
  • Kinh doanh dịch vụ giặt là cần lưu ý những gì?
  • Giải pháp tích hợp phần mềm SIS với các phần mềm quản lý Hóa đơn điện tử
  • Tự động hóa các nghiệp vụ kế toán thuế phải thực hiện trên phần mềm kế toán SIS MAC
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?