Báo cáo tài chính bao gồm những gì? Thời hạn nộp BCTC?

Báo cáo tài chính (BCTC) là báo cáo cung cấp các thông tin kinh tế như: nợ, vốn chủ sở hữu, tài sản,... dưới dạng bảng biểu. Vậy báo cáo tài chính bao gồm những gì? Thời hạn nộp báo cáo tài chính là khi nào? Tất cả sẽ được S.I.S giải đáp trong bài viết sau đây.

Tìm hiểu về Báo cáo tài chínhTìm hiểu về Báo cáo tài chính

1. Báo cáo tài chính bao gồm những gì?

Theo quy định của nhà nước, một bộ báo cáo tài chính đầy đủ sẽ bao gồm những mục sau:

- Các tờ khai quyết toán thuế:

+ Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

+ Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

- Bộ báo cáo tài chính:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Bảng cân đối tài khoản

- Ngoài ra còn có phụ lục đi kèm:

+ Thuyết minh báo cáo tài chính

+ Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

Nội dung báo cáo tài chính bao gồm

Trong bản báo cáo tài chính, kế toán cần cung cấp những thông tin cụ thể về:

+ Tài sản

+ Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

+ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh

+ Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh

+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

+ Tài sản khác có liên quan đến đơn vị

+ Luồng tiền ra vào, luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Lưu ý: Trong bản thuyết minh báo cáo tài chính, doanh nghiệp còn phải cung cấp thêm thông tin về: 

  • Chế độ kế toán áp dụng
  • Hình thức kế toán
  • Nguyên tắc ghi nhận, phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn kho
  • Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
  • ……

2. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Thời hạn nộp báo cáo tài chính:

- Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế với các doanh nghiệp chia tách, hợp nhất, sáp nhập…chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động…

Thời hạn nộp báo cáo tài chính khi nào?

Thời hạn nộp báo cáo tài chính khi nào?

» Các loại báo cáo thuế nào phải nộp năm 2022

3. Mức phạt nộp chậm, nộp sai báo cáo tài chính

3.1. Xử lý vi phạm về tài khoản kế toán

Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với các hành vi:

  • Hạch toán không đúng nội dung quy định
  • Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận.
  • Không thực hiện đúng hệ thống tài khoản kế toán đã được ban hành.

Lưu ý: Với 2 trường hợp đầu tiên, mức phạt trên chỉ áp dụng với cá nhân vi phạm. Trường hợp tập thể vi phạm thì sẽ bị phạt tiền gấp 02.

3.2. Xử lý vi phạm về lập và trình bày BCTC

  • Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các hành vi:

+ Lập BCTC không đầy đủ hoặc không đúng quy định

+ BCTC thiếu chữ ký của người lập

Trường hợp tập thể vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp 02 mức phạt tiền đối với cá nhân.

  • Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng với các hành vi:

+ Lập không đầy đủ BCTC theo quy định

+ Áp dụng mẫu BCTC khác so với quy định chuẩn mực và chế độ kế toán

  • Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng với các hành vi sau:

+ Không lập BCTC theo quy định

+ Lập BCTC không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán

+ Lập và trình bày BCTC không tuân thủ chế độ và chuẩn mực kế toán

3.3. Mức phạt chậm nộp BCTC

  • Mức phạt từ 5 - 10 triệu đồng

+ Nộp báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định

+ Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định

  • Mức phạt từ 10 - 20 triệu đồng

+ Công khai BCTC không đầy đủ nội dung

+ Nộp và công khai BCTC không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp có quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính

+ Nộp BCTC chậm từ 3 tháng trở lên so với thời hạn quy định

+ Công khai BCTC chậm từ 3 tháng trở lên

  • Mức phạt từ 20 - 30 triệu

+ Thông tin, số liệu công khai BCTC không đúng

+ Cung cấp, công bố các BCTC để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

  • Mức phạt từ 40 - 50 triệu đồng

+ Không nộp báo cáo tài chính theo quy định

+ Không công khai BCTC theo quy định

4. Các bước lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính có thể được lập trên Excel hoặc trên phần mềm kế toán. Dưới đây là 6 bước lập báo cáo tài chính mà bạn có thể thực hiện:

Bước 1: Sắp xếp các chứng từ kế toán

Để việc lập báo cáo tài chính được đơn giản hơn, trước tiên kế toán viên cần phải sắp xếp các chứng từ kế toán một cách khoa học và thống nhất trong cả năm tài chính: sắp xếp theo thứ tự thời gian, những chứng từ gốc như hóa đơn đầu ra, đầu vào gốc sẽ kẹp cùng chứng từ hạch toán hay sắp xếp theo Danh mục bảng kê thuế. 

Bước 2: Hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Sau khi thu thập và sắp xếp các chứng từ kế toán, nhiệm vụ của kế toán là ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ đó vào sổ sách kế toán. Bạn nên thực hiện việc ghi nhận này trên phần mềm kế toán bởi trên phần mềm có sự phân tách các phần hành kế toán riêng biệt nên việc hạch toán cũng rõ ràng, dễ dàng hơn.

Bước 3: Phân loại các nghiệp vụ phát sinh theo tháng, quý

Để có thể kê khai được bản báo cáo tài chính năm chuẩn, trước đó kế toán doanh nghiệp cũng cần phân loại rõ ràng các nghiệp vụ phát sinh như: Phân loại các chi phí trả trước, chi phí khấu hao,...Đối với phần hành Tài sản cố định và chi phí trả trước, các bạn cần hạch toán phân bổ chi phí phát sinh hàng tháng với thời gian phân bổ hợp lý đúng quy định.

Bước 4: Rà soát và tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh 

Trong các bước lập báo cáo tài chính, khâu rà soát là rất quan trọng. Để đảm bảo tránh sai sót số liệu, lên BCTC không chính xác.

Kế toán viên có thể thực hiện rà soát các nhóm tài khoản sau:

- Rà soát nhóm hàng tồn kho:

Kiểm tra xem hàng tồn kho có bị âm hay không. Trường hợp âm thì kế toán cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều chỉnh lại cho hợp lý, chính xác.

- Nhóm công nợ phải thu và phải trả: 

Kế toán doanh nghiệp cần đối chiếu lại với khách hàng thông qua biên bản đối chiếu công nợ cuối năm rồi rà soát, kiểm tra các phát sinh bên có và bên nợ để có thể phản ánh đúng nghiệp vụ, tính toán được các rủi ro công nợ cũng như công nợ về thuế có thể gặp phải.

- Các khoản đầu tư

Kiểm tra lại các hồ sơ đầu tư, phân tích rõ bản chất, phương pháp hạch toán rồi cân đối chứng từ để ghi nhận đầu tư, phản ánh đúng hiệu quả đầu tư thông qua biên bản họp và các tài liệu, báo cáo tài chính bên nhận đầu tư đã cung cấp.

- Các khoản chi phí trả trước

Kế toán cần kiểm tra các khoản chi phí trả trước đã để xem việc kê khai đã phản ánh đúng thực tế hay chưa.

- Tài sản cố định: 

Cần kiểm tra, tính toán nguyên giá, thời gian sử dụng, nguyên tắc ghi nhận và phân bổ khấu hao theo đúng quy định. 

- Doanh thu

Kế toán tiến hành kiểm tra doanh thu từng sản phẩm đã phản ánh theo giá thị trường hay chưa, biến động của giá bán và nguyên nhân biến động để đưa ra các quy định phù hợp.

- Giá vốn: 

Kế toán viên cần kiểm tra và đảm bảo giá vốn từng mã hàng hóa, dịch vụ được phản ánh chính xác, mức độ chính xác thể hiện ở lãi gộp.

- Chi phí quản lý: 

Kiểm tra và đảm bảo sự hợp lý của hồ sơ, tỷ lệ chi phí trên doanh thu, các tài khoản, ghi nhận chi phí được phản ánh đúng với thực tế và phù hợp nguyên tắc kế toán.

Khi phát hiện ra sai sót, hãy tìm hiểu và kiểm tra nguyên nhân và điều chỉnh lại ngay để đảm bảo tính chính xác khi kê khai báo cáo tài chính.

Bước 5: Thực hiện các bút toán kết chuyển

Sau khi rà soát xong thì bước tiếp theo kế toán viên cần thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu, lãi/lỗ trong năm. Đảm bảo rằng sau khi kết chuyển, các tài khoản 5,6,7,8,9 không có số dư cuối kỳ.

Bạn có thể thực hiện việc này trên phần mềm kế toán, bút toán kết chuyển có thể được cài đặt tự động và bạn chỉ cần nhập thời gian, kết chuyển sẽ được thực hiện nhanh chóng.

Bước 6: Lập báo cáo tài chính

Sau khi thực hiện các bước trên, khâu cuối cùng là lên báo cáo tài chính. Bạn có thể lập Báo cáo tài chính theo hướng dẫn quy định cụ thể tại Thông tư 133/2016/TT-BTC hoặc Thông tư 200/2014/TT-BTC:0

  • Đối với Thông tư 133/2016/TT-BTC: áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
  • Đối với Thông tư 200/2014/TT-BTC: áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, loại hình, mọi thành phần kinh tế không xét đến quy mô doanh nghiệp.

Trên đây, S.I.S đã tổng hợp cho bạn những điều cần biết về lập báo cáo tài chính: Nội dung cần có của một báo cáo tài chính và hướng dẫn các bước thực hiện lên báo cáo. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn. 

Nếu doanh nghiệp bạn có nhu cầu sử dụng phần mềm kế toán, hãy liên hệ với chúng tôi để được dùng thử miễn phí theo hotline: 0912.210.210 hoặc đăng ký tại:

 « DÙNG THỬ MIỄN PHÍ »

 

Xem thêm các bài viết khác
  • Top 7 hệ thống quản lý nhân sự tiền lương được tin dùng nhất hiện nay
  • Hướng dẫn cách xuất hoá đơn điện tử cho công trình xây dựng
  • Gắn kết khách hàng và doanh nghiệp trong ngành kinh doanh, phân phối dược
  • Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương  
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?