Hướng dẫn cách ghi hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống mới nhất 2022
Thực tế, việc ghi hóa đơn dịch vụ ăn uống vẫn chưa được thực hiện đúng. Dù là loại hình dịch vụ phổ biến trong đời sống xã hội, nhưng việc ghi hóa đơn đối với dịch vụ này nhiều tổ chức cá nhân còn nhiều vướng mắc. Bài viết sau sẽ hướng dẫn rõ hơn cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống sao cho đúng luật.
1. Quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
1.1. Thực trạng
Hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống thường được ghi trong mục “Tên hàng hóa, dịch vụ” là: Tiếp khách. Tuy nhiên trong các mã ngành nghề đăng ký kinh doanh theo quy định chỉ có ngành “Dịch vụ ăn uống”, không có ngành “Tiếp khách”. Thậm chí, nhiều hóa đơn thuộc trường hợp này còn không đính kèm bảng kê chi tiết các món ăn, đồ uống.
Hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống thường bị ghi sai và cần sửa đổi cho đúng theo quy định
>>> Quy định mới về hóa đơn điện tử: Những điều Doanh nghiệp cần biết về TT78
1.2. Quy định
Quy định đối với hóa đơn đầu vào có nội dung hóa đơn là “dịch vụ ăn uống” gồm có các trường hợp sau:
– Trường hợp hóa đơn đầu vào là hóa đơn giấy thì nội dung trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 39/2014/TT-BTC. Bảng kê đính kèm trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 19 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
– Trường hợp hóa đơn đầu vào là hóa đơn điện tử (HĐĐT) thì nội dung trên hóa đơn thực hiện theo quy định Điều 6, Thông tư số 32/2011/TT-BTC.
- Trên hóa đơn phải thể hiện đầy đủ các danh mục hàng hóa bán ra đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử.
- Hóa đơn phải có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
>>> Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn điện tử theo thông tư 78 viết sai
2. Cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 hướng dẫn nội dung phải có trong hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống như sau:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
- Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Các nội dung quy định trên phải phản ánh đúng tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh:
- Xác định được nội dung hoạt động kinh tế phát sinh
- Số tiền thu được
- Xác định được người mua hàng (người nộp tiền hoặc người hưởng thụ dịch vụ,…)
- Người bán hàng (hoặc người cung cấp dịch vụ,…)
- Tên hàng hóa dịch vụ – hoặc nội dung thu tiền.
Trong các trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc phải thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài Chính.
>>> Các loại hóa đơn theo quy định mới nhất
3. Bảng kê đi kèm hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
Khi viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống cho khách hàng, cơ sở kinh doanh phải lập đầy đủ danh mục hàng hóa, dịch vụ bán ra đảm bảo nguyên tắc.
Đối với HĐĐT dịch vụ ăn uống, thì bắt buộc phải lập HĐĐT có danh mục hàng hóa, dịch vụ, không được kèm theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ bản giấy.
>>> Những điều cần biết về hóa đơn giá trị gia tăng
Đó là những lưu ý quan trọng về cách ghi hóa đơn điện tử về dịch vụ ăn uống theo đúng quy định. Với phần mềm SIS (Tên cũ là phần mềm SAS), các nhà hàng hoàn toàn có thể dễ dàng lập hóa đơn điện tử nhành chóng, tiết kiệm tới 90% chi phí và thời gian khi khởi tạo hóa đơn.
Phần mềm Kế toán SIS tích hợp 2 chiều Hóa đơn điện tử của hầu hết các nhà cung cấp trên thị trường. Đồng thời đảm bảo 100% việc tuân thủ hạch toán, mẫu biểu theo quy định, luôn cập nhật nhanh chóng mọi thủ tục, quy định mới nhất.
Để tìm hiểu thêm về hóa đơn điện tử và cách sử dụng phần mềm SIS, vui lòng liên hệ qua:
- Fanpage: www.facebook.com/PhanmemketoanSISVN
- Zalo: zalo.me/1342865692358366846
- Hotline: 0912.210.210
- Email: phanmem@sis.vn