5 lợi ích của ERP đối với doanh nghiệp sản xuất

Ứng dụng ERP vào doanh nghiệp sản xuất là xu thế tất yếu  giúp đơn giản hóa quy trình hoạt động nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận và cung cấp dịch vụ chất lượng cho khách hàng một cách kịp thời. Vậy những lợi ích của ERP mang lại cho doanh nghiệp sản xuất là gì? cùng tham khảo bài viết dưới đây của S.I.S nhé.

Lợi ích của erp đối với doanh nghiệp sản xuất

Lợi ích của erp đối với doanh nghiệp sản xuất

1. Giải pháp ERP trong ngành sản xuất được vận hành như thế nào?

Giải pháp ERP trong ngành sản xuất giúp cho doanh nghiệp hoạch định, quản lý và theo suốt các hoạt động trong quá trình từ xây dựng kế hoạch kinh doanh, xác định nhu cầu nguyên vật liệu cho đến kiểm soát tiến độ sản xuất, kho hàng và vận chuyển hiệu quả nhất. 

Phần mềm ERP sản xuất giúp quản lý tiến độ bằng các báo cáo liên tục tình hình sản xuất cũng như dự báo tình trạng sản xuất như trễ hạn, thiếu nguồn nguyên vật liệu, hiệu quả và năng suất của công việc. Toàn bộ thông tin về tình hình sản xuất, nguyên vật liệu, kho hàng đều được cập nhật và đồng bộ trong một hệ thống duy nhất. ERP cho phép trao đổi luồng thông tin trong cùng một doanh nghiệp. Qua đó, giúp cho doanh nghiệp đưa ra giải pháp thích hợp nhất trong từng trường hợp cụ thể.

2. Tính năng của ERP với doanh nghiệp sản xuất

Các tính năng đặc thù của phần mềm ERP cho doanh nghiệp sản xuất cần đáp ứng các hoạt động kinh doanh và sản xuất như sau:

  • Chức năng tập hợp nhu cầu sản xuất
  • Chức năng lập kế hoạch sản xuất 
  • Chức năng hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu 
  • Định mức nguyên vật liệu và Công đoạn sản xuất
  • Quản lý thông tin các công đoạn sản xuất
  • Tính giá thành sản xuất
  • Tự động hạch toán
  • Tự động hạch toán

Tính năng của ERP với doanh nghiệp sản xuất

3. Lợi ích của ERP mang lại cho doanh nghiệp sản xuất

Những lợi ích của ERP cho doanh nghiệp sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh bao gồm: 

Quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý hiệu quả luồng vào ra của nguyên vật liệu là rất quan trọng đối với bất kỳ tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Ngoài việc quản lý dữ liệu thì phần mềm ERP cần quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, vậy nên đòi hỏi sự cần hiển thị được nhiều ngôn ngữ và tiền tệ. Mỗi quốc gia lại có hoạt động kinh doanh khác nhau.

Ví dụ: Một số quốc gia kết hợp thuế giá trị gia tăng trong khi các quốc gia khác thì không. Thay vì để nhân viên tập trung vào quản lý thủ công tới từng chi tiết của mọi giao dịch thì chủ doanh nghiệp có thể triển khai phần mềm ERP để tự động hóa các quy trình. Do đó, nhân viên có thể dành thời gian để tập trung vào công việc mang lại giá trị cao hơn.

Kết nối các bộ phận

Mọi người trong doanh nghiệp từ kỹ sư, công nhân sản xuất đến các phòng ban tài chính, bán hàng đều có thể theo dõi được toàn bộ quy trình sản xuất như xây dựng kế hoạch và hoạch định nguồn lực, thiết kế sản phẩm, quản lý tình trạng máy móc và kho hàng, tình trạng sản xuất,… Qua đó, các bộ phận phối hợp với nhau để thực hiện quy trình sản xuất nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Giảm chi phí vận hành

Với ERP sản xuất, doanh nghiệp dễ dàng hoạch định và kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro, phân bố nguồn lực phù hợp, tránh được việc lãng phí tài nguyên. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí từ việc sản xuất, vận hành và các hoạt động liên quan đến lưu trữ và ghi chép giấy tờ. 

Với ERP sản xuất, doanh nghiệp dễ dàng hoạch định và kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro

>>>Làm sao để tiết kiệm chi phí khi triển khai ERP

Cải thiện kế hoạch sản xuất

Ứng dụng phần mềm ERP giúp doanh nghiệp đảm bảo nguyên vật liệu nhập kho được sử dụng và không dư thừa thì chúng cần được lên kế hoạch sản xuất.

Phần mềm ERP không chỉ giúp quản lý việc mua sắm, định giá và thanh toán nguyên liệu, nó còn giúp quản lý thời gian làm việc của nhân viên cũng như vận hành và bảo trì máy móc để tối đa hóa kế hoạch sản xuất.

Việc triển khai ERP trong sản xuất cũng có thể giúp chủ doanh nghiệp sử dụng quy trình sắp xếp hợp lý, trong đó nguyên liệu được đặt hàng và sử dụng trong lịch trình sản xuất.

Quản lý nhân viên

Triển khai phần mềm ERP có thể giúp giải quyết các vấn đề nhân sự như lên lịch, tiền lương, thời gian nghỉ, bộ kỹ năng, v.v. Khi quản lý một mức ký quỹ cụ thể cho các sản phẩm được chuyển đến khách hàng, nhà sản xuất có phần mềm ERP sẽ có thể phân quyền cho một số nhân viên nhất định để xử lý một số dây chuyền sản xuất nhất định. 

Để giúp các doanh nghiệp tự động hóa các quy trình kinh doanh và sản xuất, S.I.S Việt Nam mang đến cho bạn giải pháp phần mềm quản trị tổng thể SIS ERP sme. Liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0912.210.210 hoặc đăng ký để được tư vấn miễn phí.

Xem thêm các bài viết khác
  • HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ NGƯỜI PHỤ THUỘC GIẢM TRỪ GIA CẢNH NĂM 2022
  • Bí quyết quản lý mua hàng tối ưu 
  • Chi tiết về nghiệp vụ kế toán tổng hợp
  • Xây dựng chiến lược quản lý dữ liệu trong doanh nghiệp hiệu quả
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?