[Mới] Tổng hợp tất cả các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp

Hiện nay, có khá nhiều loại thuế doanh nghiệp phải nộp. Tuỳ vào ngành nghề, doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ với các loại thuế khác nhau. Bài viết sau đây S.I.S sẽ tổng hợp lại chi tiết cho độc giả tất cả các loại thuế mà doanh nghiệp cần nộp mới nhất 2022.

Tổng hợp tất cả loại thuế doanh nghiệp phải nộp mới nhất 2022

Tổng hợp tất cả loại thuế doanh nghiệp phải nộp mới nhất 2022

1. Tổng quan về tất cả các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Theo quy định của pháp luật, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, chúng ta sẽ phải đóng thuế. Mức đóng thuế cũng sẽ tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp bao gồm:

  • Thuế môn bài
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
  • Thuế xuất nhập khẩu (XNK)
  • Thuế tài nguyên
  • Thuế bảo vệ môi trường (BVMT)
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

2. 4 loại thuế chính doanh nghiệp phải nộp

Có 4 loại thuế chính mà doanh nghiệp phải nộp khi kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào. Dưới đây là thông tin chi tiết về 4 loại thuế chính.

2.1. Thuế môn bài (lệ phí môn bài)

Thuế đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi bắt đầu kinh doanh hay sản xuất đều cần phải nộp là thuế môn bài . Nộp thuế môn bài là nghĩa vụ bắt buộc (trừ một số trường hợp được miễn).

Đối tượng nộp thuế

Trường hợp được miễn nộp bao gồm doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc mới chuyển từ hộ kinh doanh sẽ được miễn lệ phí môn bài trong thời gian là 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu tiên.

Mức đóng thuế môn bài

Vốn điều lệ/đầu tư

Mức đóng

Vốn điều lệ của doanh nghiệp ≥ 10 tỷ

3tr/năm

Vốn điều lệ của doanh nghiệp < 10 tỷ

2tr/năm

Thời hạn nộp thuế

Đối với các doanh nghiệp khi kết thúc thời hạn được miễn lệ phí môn bài thì thời hạn nộp thuế môn bài:

  • Nếu thời gian miễn lệ phí môn bài kết thúc trong 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/7 cùng năm.
  • Nếu thời gian miễn lệ phí môn bài kết thúc trong 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.

Đối với các hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó hoạt động trở lại thì thời hạn nộp thuế môn bài: 

  • Đối với trường hợp ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm thì hạn nộp chậm nhất là ngày 30/7 năm ra hoạt động.
  • Đối với trường hợp ra hoạt động trong thời gian 6 tháng cuối năm thì hạn nộp chậm nhất là ngày 30/01 năm liền kề với năm ra hoạt động.

2.2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Mức thuế phải đóng

Để tính được số tiền thuế GTGT mỗi doanh nghiệp phải nộp thì phải dựa trên 02 phương pháp kê khai: Phương pháp kê khai thuế GTGT khấu trừ và kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Trường hợp 1: Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 

Những doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp này thường hoạt động ở các cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu chịu thuế GTGT hàng năm <1 tỷ đồng hoặc thực hiện không đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

  • Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu

x

Tỷ lệ %

 

  • Thuế suất thuế GTGT phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo bảng dưới đây:

STT

Danh mục ngành nghề

Tỷ lệ % tính thuế GTGT

1

Phân phối, cung cấp hàng hóa

1%

2

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

5%

3

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

3%

4

Hoạt động kinh doanh khác

2%

Trường hợp 2: Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Phương pháp này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ liên quan theo quy định và có doanh thu hàng năm >= 01 tỷ,  tự nguyện đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

  • Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Số thuế GTGT đầu ra

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

» Kiến thức về thuế GTGT? Trường hợp nào được hoàn thuế GTGT?

Thời hạn phải đóng

  • Trong trường hợp doanh nghiệp tự tính thuế GTGT thì hạn nộp thuế cũng là hạn nộp hồ sơ khai thuế.
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng thì hạn nộp là ngày thứ 20 của tháng sau tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp kê khai theo quý thì hạn nộp là ngày 30 hoặc 31 (ngày cuối cùng) của tháng đầu quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

2.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Cách tính thuế 

Thuế TNDN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế 

x

Thuế suất

Trong đó: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế  + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định 

(Thu nhập tính thuế trong kỳ = tổng doanh thu - các chi phí được trừ + khoản thu chịu thuế khác)

Thuế suất thuế TNDN cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của mỗi công ty. đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí,  thuế suất có thể lên tới 32%-50%;  với các doanh nghiệp khai thác các tài nguyên quý hiếm khác thuế suất thuế có thể lên đến 40%-50%.

Thời hạn nộp thuế

Doanh nghiệp sẽ nộp thuế TNDN theo quý. Hạn nộp là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

» Một số lưu ý quan trọng về thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022

2.4. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Loại thuế cuối cùng mà doanh nghiệp phải nộp là thuế thu nhập cá nhân. Thuế TNCN là loại thuế doanh nghiệp nộp thay cho người lao động tại công ty, được tính theo từng tháng, kê khai theo tháng hay quý và quyết toán theo năm.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế TNCN

x

Thuế suất

Trong đó: 

  • Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ
  • Thu nhập chịu thuế = Tổng TNCN được công ty chi trả - các khoản thu nhập không tính thuế 

Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân thường bao gồm:

– Giảm trừ gia cảnh: 

Đối với người nộp thuế: 11.000.000 đồng/người/tháng;

Đối với mỗi người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/tháng.

– Các khoản bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số lĩnh vực đặc biệt.

  • Các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện
  • Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

>>>Hướng dẫn chi tiết cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2022

Thời hạn nộp thuế

Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm vào ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm.

>>Có thể bạn quan tâm:  Quy định về nguyên tắc lập chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử

3. Một số loại thuế khác mà doanh nghiệp cần lưu ý

3.1. Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, đây là nghĩa vụ thuế của các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện với nhà nước khi khai thác khai thác tài nguyên thiên nhiên.

  • Cách tính thuế: Thuế tài nguyên = sản lượng tài nguyên x giá tính thuế x thuế suất.
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên:  Đối với tờ khai tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Báo cáo quyết toán thuế tài nguyên năm phải nộp chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

3.2. Thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hoá trao đổi mua bán của cư dân biên giới các nước.

  • Cách tính thuế

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp = số lượng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan x trị giá từng mặt hàng x thuế suất.

  • Thời hạn nộp thuế 

Đối với hàng hóa xuất khẩu là ba mươi ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.

3.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và bán ra.

  • Cách tính thuế : Thuế TTĐB = giá tính thuế x thuế suất.
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TTĐB theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

3.4. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế trực thu đối với các doanh nghiệp sử dụng đất phi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh, xây dựng. Mức thuế suất là 0,03%.

  • Cách tính thuế: Thuế SDĐPNN = Diện tích đất sử dụng x Giá tính thuế của 1 m2 x thuế suất.
  • Thời hạn nộp tiền thuế hàng năm chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm.
  • Người nộp thuế được quyền lựa chọn nộp thuế một lần hoặc hai lần trong năm và phải hoàn thành nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm.

4. Phần mềm kế toán SIS MAC*HRM - Một phần mềm đủ mọi loại thuế

"All in one" trong một phần mềm kế toán. Phần mềm kế toán SIS MAC HRM giúp cho các kế toán thuế giải quyết được những khó khăn trong công tác thuế ở mỗi doanh nghiệp, cung cấp công cụ hỗ trợ đắc lực cho người làm công tác quản trị Nhân sự - Tiền lương. 

Là phần mềm duy nhất giải quyết mọi loại thuế cho kế toán. Không giới hạn "Lựa chọn cơ sở dữ liệu". Tích hợp 2 chiều Hóa đơn điện tử của hầu hết các nhà cung cấp khác. Có đầy đủ các phân hệ phục vụ công việc hằng ngày của người kế toán.

Với sứ mệnh giúp thúc đẩy chuyển đổi số nền kinh tế thông qua việc phát triển và cung cấp các nền tảng số, luôn đồng hành với các doanh nghiệp Việt Nam trong suốt quá trình hoạt động. S.I.S Việt Nam đang luôn không ngừng nâng cấp và hoàn thiện chất lượng các dịch vụ số hóa. 

Nếu Doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ mua phần mềm kế toán, phần mềm quản trị, hãy liên hệ với chúng tôi theo các phương thức:

Xem thêm các bài viết khác
  • Quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp nội thất
  • Quản lý bán hàng là gì? Chiến lược quản lý bán hàng hiệu quả
  • [Tin tuyển dụng] Thông báo tuyển dụng thực tập sinh lập trình
  • Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và những lưu ý cần biết
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?