Chuyển đổi số là gì? 4 xu hướng chuyển đổi số hiện nay
Chuyển đổi số hiện nay đang dần được các doanh nghiệp chú trọng và phát triển. Để có thể đứng vững trên thị trường, không bị bỏ lại phía sau thì một điều chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn cần phải ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và vận hành doanh nghiệp.
1. Chuyển đổi số là gì?
Hiểu đơn giản, chuyển đổi số chính là việc áp dụng những tiến bộ về công nghệ số như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IoT), … vào hoạt động của tổ chức. Từ đó, thúc đẩy phát triển doanh thu và thương hiệu của doanh nghiệp.
Trên thực tế, chuyển đổi số là việc thay đổi tư duy kinh doanh, phương thức điều hành, văn hóa của tổ chức,..không chỉ đơn thuần là việc thay đổi cách thực hiện công việc từ thủ công truyền thống (ghi chép trong sổ sách, họp trực tiếp,...) sang vận dụng công nghệ để giảm thiểu thời gian và sức người.
Một ví dụ cho việc chuyển đổi số: Khi bạn đến một cửa hàng cafe, thay vì trả tiền mặt bạn có thể quét mã QR để thanh toán bill. Việc thanh toán sẽ nhanh hơn, thuận tiện hơn rất nhiều.
Chuyển đổi số là gì? 4 xu hướng chuyển đổi hiện nay
2. Những lĩnh vực áp dụng chuyển đổi số
Chuyển đổi số cơ bản được chia làm các loại sau:
- Chuyển đổi số trong xã hội
- Chuyển đổi số doanh nghiệp
- Chuyển đổi số cơ quan nhà nước
- Chuyển đổi số trong từng ngành, lĩnh vực
Ví dụ:
Chuyển đổi số tại cơ quan nhà nước như: phát triển Chính phủ điện tử, chính phủ số,..
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Ứng dụng các phần mềm công nghệ vào quản lý doanh nghiệp, lưu trữ dữ liệu trên điện toán đám mây.
3. Xu hướng chuyển đổi số hiện nay
4 xu hướng chuyển đổi số hiện nay được áp dụng ở nhiều lĩnh vực.
Internet vạn vật (IOT)
Internet vạn vật (IOT) đang là xu hướng chuyển đổi số được chú trọng và đang phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay. Nó là một mạng lưới các đối tượng vật lý được tích hợp với cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác với mục tiêu kết nối và trao đổi dữ liệu với các thiết bị và hệ thống qua internet.
Do vậy, IoT được coi là một trong những công nghệ chuyển đổi kỹ thuật số được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng vào quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp của mình. Công ty tích hợp IOT có thể quản lý chặt chẽ hơn về quá trình vận hành của doanh nghiệp của mình. Trong tương lai gần, xu hướng này sẽ bùng nổ hơn nữa với sự xuất hiện của 5G.
Điện toán đám mây
Đây là xu hướng không còn xa lạ gì hiện nay. Điện toán đám mây có tính năng bảo trì, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và bảo mật dữ liệu bằng cách khai thác các máy chủ dựa trên Internet. Nhờ công nghệ này mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng:
- Kiểm tra và phát triển website và các ứng dụng
- Phân tích, vận hành Big Data
- Lưu trữ dữ liệu website thông qua Cloud Server
- Dễ dàng chia sẻ dữ liệu thông qua các nền tảng như: Google Drive, Dropbox, Shutterstock…
Từ đó giúp doanh nghiệp hợp lý hóa quy trình, tối ưu chi phí và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Do khả năng tùy chỉnh theo yêu cầu, các doanh nghiệp chỉ cần trả tiền cho những dịch vụ có nhu cầu cần sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được đáng kể chi phí trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Ngoài ra, các nhóm nhân viên, phòng ban hay các bộ phận có thể tiến hành cộng tác song song, cùng được cấp quyền truy cập vào cùng một dữ liệu từ xa giúp các doanh nghiệp dễ dàng thích ứng hơn khi phải làm việc từ xa mùa dịch.
Ứng dụng Robot vào sản xuất
Vào năm 2021, Robotics là một trong những công nghệ chuyển đổi số lớn. Tỷ lệ này ước tính sẽ tăng lên 1/3 trong hai năm tới, cho thấy một tương lai tươi sáng của công nghệ này.
Nhiều doanh nghiệp ở Việt nam hiện nay đang áp dụng Robot trong những lĩnh vực như kỹ thuật, logistics, y tế,...Lợi ích to lớn của xu hướng này là giúp giảm chi phí, tăng hiệu suất công việc, giảm tối đa sai sót trong quá trình sản xuất.
Thực tế ảo VR
Thực tế ảo có tên tiếng anh virtual reality (viết tắt là VR). Công nghệ VR là công nghệ giúp con người có thể “cảm nhận” không gian được mô phỏng một cách chân thực nhờ vào một loại kính nhìn 3 chiều (kính thực tế ảo). Nó đưa người một trải nghiệm hình ảnh ảo với khả năng tương tác qua những giác quan khác như thính giác, khứu giác và xúc giác.
Tại các nước phát triển, chúng ta có thể nhận thấy VR được ứng dụng trong mọi lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật, kiến trúc, quân sự, giải trí, du lịch, địa ốc… và đáp ứng mọi nhu cầu: Nghiên cứu- Giáo dục- Thương mại-dịch vụ. Y học, du lịch là lĩnh vực ứng dụng truyền thống của VR. Bên cạnh đó VR cũng được ứng dụng trong giáo dục, nghệ thuật, giải trí, du lịch ảo (Virtual Tour), bất động sản… Trong lĩnh vực quân sự, VR cũng được ứng dụng rất nhiều ở các nước phát triển.
Công nghệ này cũng được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp Việt nam trong ngành y học, du lịch, bất động sản,kỹ thuật, giải trí,..
Đối với bất động sản, thực tế ảo có thể đem đến cho người dùng là tham quan kiến trúc từ các dịch vụ bất động sản. Tức là bạn có thể xem một cách chi tiết, rõ ràng các bối cảnh của một căn hộ, tòa nhà thông qua hệ thống thực tế ảo VR. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao được trải nghiệm khách hàng, tăng tỉ lệ chốt deal,..
>>>Những lợi ích không thể bỏ qua của số hóa doanh nghiệp
4. Tầm quan trọng của chuyển đổi số
Như đã đề cập, chuyển đổi số không phải chỉ ứng dụng các phần mềm số hóa vào vận hành để giảm sức người và tối ưu chi phí mà còn là sự thay đổi tư duy, văn hóa của doanh nghiệp. Dưới đây là 5 điểm tiêu biểu thể hiện tầm quan trọng của xu hướng chuyển đổi số ngày nay.
Thay đổi tư duy quản lý, văn hóa tổ chức
Việc ứng dụng công nghệ vào vận hành yêu cầu người quản lý cần thay đổi tư duy. Họ cần chủ động và cho phép thực hiện lưu trữ thông tin kinh doanh lên không gian đám mây của 1 bên thứ 3. Điều này buộc họ cần tin tưởng vào nhân viên và thực hiện trao quyền, nhờ đó, họ không mất nhiều thời gian vào việc trực tiếp theo dõi nhân viên làm việc mà vẫn nắm được tình hình hoạt động của công ty.
Chuyển đổi số sẽ giúp tăng cường liên kết giữa các bộ phận trong tổ chức, các phòng ban có thể dễ dàng nắm bắt được nhờ thông tin trên hệ thống. Điều này sẽ giúp tăng tính minh bạch trong tổ chức và đảm bảo hiệu suất làm việc của tất cả các thành viên trong tổ chức.
Cung cấp thông tin, dữ liệu nhanh chóng
Khi các tổ chức thực hiện chuyển đổi số, thì các thông tin, dữ liệu đều được cập nhật lên tài khoản điện toán đám mây. Qua đó, nhà quản lý dễ dàng theo dõi và cập nhật thông tin để nhanh chóng đưa ra quyết định chính xác cho tổ chức, doanh nghiệp của mình.
Đồng thời, nhân viên có thể dễ dàng truy cập thông tin để làm việc hiệu quả mọi lúc mọi nơi. Điển hình là đợt covid bùng phát, giãn cách xa hội thì nhân viên đều được làm việc tại nhà (work from home) mà vẫn đảm bảo được khối lượng công việc.
Giảm chi phí vận hành
Một điều rõ nhất của việc chuyển đổi số là giảm chi phí vận hành. Các công trước đây phải thực hiện thủ công truyền thống thì giờ đây đều được tự động hóa trên các phần mềm. Ví dụ: các thông tin lưu trữ sẽ được đưa lên hệ thống máy tính giảm bớt lượng giấy để in ấn, giúp công ty tiết kiệm được một khoản chi phí trong vận hành. Hoặc một số công việc sẽ không còn phù hợp trong chuyển đổi số. Ví dụ với công việc văn thư, làm thủ tục giấy tờ sẽ không cần nhiều người thực hiện vì đã có các phần mềm quản lý hỗ trợ.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Lưu trữ thông tin của khách hàng là 1 điểm quan trọng trong chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Từ các thông tin như lịch sử giao dịch, các sản phẩm mà khách hàng yêu thích, mua thường xuyên, người bán hàng có thể tư vấn các mặt hàng hoặc dịch vụ phù hợp cho người mua. Hoặc nhờ thông tin trên CRM, các công ty có nhiều chương trình chăm sóc khách hàng như thường gửi các tin nhắn, quà tặng hoặc coupon tự động,... để tạo thiện cảm với khách hàng. Từ đó, công ty sẽ tăng được lượng khách hàng trung thành đáng kể, nhờ đó, doanh thu của doanh nghiệp sẽ được tăng cao.
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý về quản lý thông tin khách hàng
Tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
Ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào cuộc đua công nghệ để dành được vị trí và khẳng định thương hiệu thì chắc chắn rằng bạn không thể lơ là nếu muốn có chỗ đứng trên thị trường. Chuyển đổi số chính là chìa khóa giúp bạn có thể theo kịp sự phát triển của xã hội và cạnh tranh với các đối thủ. Nhờ các mô hình quản lý bằng các ứng dụng công nghệ giúp người bán tới gần và nâng cao được trải nghiệm khách hàng. Điều này sẽ làm tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp để đưa ra được các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về chuyển đổi số. Có thể nói, chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng mà còn là một giải pháp, là hướng đi chiến lược cho các doanh nghiệp. Do vậy, mỗi doanh nghiệp nên sớm vạch ra cho mình một hướng đi chuyển đổi số lâu dài.
Đồng hành cùng các doanh nghiệp trên đường đua về chuyển đổi số, S.I.S Việt Nam mang tới cho doanh nghiệp giải pháp phần mềm quản trị theo yêu cầu SIS ERP sme. Phần mềm có đầy đủ các phân hệ, các dữ liệu được liên kết với nhau và lưu trữ trên một hệ thống duy nhất; hệ thống các báo cáo tổng quan và chính xác giúp nhà lãnh đạo đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những chiến lược nhằm phát triển doanh nghiệp.
Trong suốt hơn 20 năm phát triển về giải pháp phần mềm quan trị theo yêu cầu, chúng tôi hiểu rõ được những nhu cầu của mỗi nhà lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần gì ở một công cụ hỗ trợ. Vì vậy, chúng tôi luôn mang đến những sản phẩm thông minh và hiệu quả nhất đến với các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bạn cần tìm hiểu thêm, hãy liên hệ với S.I.S để được nhận hỗ trợ tư vấn miễn phí theo hotline: 0912.210.210 hoặc đăng ký nhận tư vấn miễn phí:
>>> ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<< |