7 bí kíp nhà quản lý chuỗi bán lẻ nên biết để kinh doanh hiệu quả 

Là một nhà quản lý chuỗi bán lẻ, bạn luôn phải tìm ra những phương pháp quản lý sao cho hiệu quả, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Hầu hết các nhà đầu tư cửa hàng bán lẻ thường kinh doanh khá hiệu quả ở cửa hàng đầu tiên. Nhưng khi mở đến cửa hàng thứ 2, 3 thì bắt đầu tỏ ra không hiệu quả. 

Bí kíp quản lý chuỗi bán lẻ nhà quản lý nên biếtBí kíp quản lý chuỗi bán lẻ nhà quản lý nên biết

Để giúp nhà quản lý chuỗi bán lẻ kinh doanh hiệu quả và nâng cao “kỹ năng quản trị cửa hàng”, hãy bỏ túi ngay 7 bí kíp quản lý chuỗi bán lẻ qua bài viết dưới đây. Trước hết, cùng tìm hiểu về thực trạng chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam.

1. Thực trạng quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam

Thị trường bán lẻ tại Việt Nam ngày càng thu hút nhiều cái tên lớn tham gia. Tuy nhiên, việc tham gia ồ ạt nhằm giành được lợi thế đi trước đã dẫn đến không ít các trường hợp thất bại khi vận hành.

Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kế hoạch chỉn chu, bài bản khi bắt tay vào mảng kinh doanh và quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ.

Một số vấn đề đang còn tồn đọng trong các chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam hiện nay:

  • Sự thiếu nhất quán trong hoạt động kinh doanh
  • Thiếu liên kết trong các hoạt động ở cửa hàng
  • Chất lượng phục vụ tại các cửa hàng trong chuỗi khác nhau, không đồng đều
  • Tốn thời gian trong việc quản lý chấm công cho nhân viên
  • Cập nhật thông tin chậm đến nhân viên trong cửa hàng
  • Không cân bằng được khả năng tài chính
  • Không kiểm soát được chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường cũng như số lượng hàng hóa được phân bổ đồng đều đến từng cửa hàng

2. Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng

Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng là phân cấp bậc quản lý chi nhánh cho một hệ thống cửa hàng. Các chi nhánh cửa hàng vừa hoạt động độc lập, vừa phải có sự liên kết với nhau trong các khâu cần thiết. Một mô hình quản lý chuỗi hiệu quả sẽ đảm bảo được những tiêu chuẩn sau:

Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Thường xuyên kiểm tra và đánh giá chất lượng hàng hóa, đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng và khiến khách hàng hài lòng.

Điều phối hoạt động của hàng trơn tru: Thực hiện một quy trình chỉn chu, chuẩn chỉnh đảm bảo không có sự ngắt nối giữa các công việc ở những vị trí bán hàng, chăm sóc khách hàng, quản lý cửa hàng, kế toán thu chi, kho,...

Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Chuỗi cửa hàng thường hướng tới  xây dựng hình ảnh thương hiệu gắn liền với những sản phẩm tốt, chất lượng và dịch vụ chăm sóc tuyệt vời.

Kiểm soát dòng tiền: Một điều không thể không nhắc tới khi quản lý hoạt động của một chuỗi cửa hàng là kiểm soát được dòng tiền. Báo cáo chính xác về doanh thu, chi phí hoạt động giúp nhà quản lý có thể đưa ra các kế hoạch nhằm tăng trưởng doanh thu, cắt giảm chi phí.

Hiện nay, xu hướng ứng dụng các phần mềm vào quản lý hoạt động kinh doanh không còn xa lạ. Các công cụ phần mềm sẽ giúp cho mô hình quản lý chuỗi cửa hàng bởi:

  • Phần mềm sẽ thay thế các thao tác quản lý thủ công bằng quản lý trên hệ thống phần mềm. Điều này sẽ làm giảm sai sót và đồng bộ dữ liệu, tạo báo cáo nhanh chóng và kịp thời.
  • Mọi dữ liệu được đồng bộ và cập nhật trên một hệ thống duy nhất, và được liên kết với các phòng ban khác, đảm bảo tổng hợp, đưa về trụ sở chính. Nhà quản lý dễ dàng theo dõi trên các thiết bị máy tính.
  • Phần mềm quản lý giúp cho việc quản lý doanh thu rõ ràng, minh bạch

3. 7 yếu tố quản lý chuỗi bán lẻ hiệu quả cho nhà quản lý

Dưới đây là 7 yếu tố nhà quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ nên biết để kinh doanh đạt hiệu quả:

3.1. Chuẩn hóa quy trình vận hành

Để quản lý chuỗi cửa hàng hoạt động trơn tru và hiệu quả nhất thì bạn cần chuẩn hóa quy trình vận hành. Vì tính nhất quán trong chuỗi cửa hàng sẽ giúp nhận diện thương hiệu doanh nghiệp một cách tối ưu nhất.

Thử tưởng tượng rằng khi bạn bước vào một cửa hàng ở tại một địa điểm với trải nghiệm khác hoàn toàn với cùng một cửa hàng nhưng ở địa điểm khác, quy trình của toàn bộ chuỗi cửa hàng đều không có sự đồng nhất từ thiết kế, trưng bày và thái độ nhân viên phục vụ,....

Điều này có thể cản trở thành công trong việc nhận diện thương hiệu của khách hàng khi bước đến bất kỳ của hàng nào.

Để tạo lập một quy trình vận hành với những tiêu chuẩn khác biệt của mình, doanh nghiệp có thể sẽ tốn một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nó sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian về lâu dài. 

3.2. Quản lý tài chính

Khả năng quản lý tài chính của chủ doanh nghiệp là không thể thiếu đối với bất kỳ mô hình kinh doanh nào dù là bán lẻ, bán sỉ, nhỏ hay lớn. Các doanh nghiệp cần phân bổ dòng tiền hợp lý, tính toán nguồn vốn với quy mô của cửa hàng. Ngoài ra, nhà quản lý có thể sử dụng công cụ hỗ trợ kiểm soát tài chính để nắm bắt được các dòng tiền vào/ra, từ đó có những chính sách giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận cho cửa hàng.

3.3. Tuyển dụng nhân sự

Việc tuyển dụng nhân sự cũng cần chú trọng, bạn cần tuyển dụng đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp vì đây là những người sẽ thay bạn quản lý và vận hành cửa hàng bán lẻ.

Sau khi tuyển dụng, doanh nghiệp cần tổ chức những buổi đào tạo thường niên để nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên, đồng thời, người quản lý cần truyền đạt sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp tới các nhân viên để họ hiểu rõ những kỳ vọng về công việc. 

Bên cạnh đó, để thúc đẩy tinh thần và hiệu suất làm việc, người quản lý nên quan tâm tới sức khỏe và tinh thần của nhân viên. Nhận lương, phụ cấp đúng hạn và kịp thời là những yếu tố làm cho nhân viên cảm thấy thoải mái và gắn bó hơn.

» Quy trình quản lý nhân sự với 8 bước không thể bỏ qua

3.4. Tăng kết nối giữa các chi nhánh

Sự kết nối mật thiết giữa các cửa hàng là chìa khóa giúp doanh nghiệp bán lẻ đạt thành công. Việc tăng kết nối giữa các chi nhánh cửa hàng giúp các quản lý trực tiếp tại các điểm bán khác nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để đưa ra giải pháp sát thực nhất.

3.5. Lưu trữ dữ liệu trên cùng nền tảng

Hiện nay việc lưu trữ riêng lẻ thông tin khách hàng hết sức nguy hiểm bởi những thông tin này có thể bị đánh cắp bất cứ lúc nào.

Mỗi đội kinh doanh tại một điểm bán phải gửi báo cáo thủ công hàng tuần, hàng tháng cho nhà quản trị. Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm dữ liệu khách hàng do bộ phận bán hàng tại các chi nhánh lưu quá nhiều tệp khách hàng.

Thực tế cho thấy khi số hóa dữ liệu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng quản lý và tìm kiếm hơn. Khi sử dụng phần mềm quản lý, doanh nghiệp cũng hạn chế tối đa việc sai sót thông tin khách hàng, quản lý chồng chéo dữ liệu khách hàng hoặc làm mất thông tin khách hàng.

Phần mềm SIS (tên gọi cũ là phần mềm SAS) quản lý chuỗi bán lẻ là một trong những công cụ hỗ trợ quản lý các dữ liệu giúp các thông tin được lưu trữ một cách đồng nhất, cập nhật các báo cáo cho nhà quản trị.

3.6. Thường xuyên đánh giá hiệu quả cửa hàng

Đánh giá hiệu quả cửa hàng là điều tất yếu mà mỗi nhà quản lý đều cần phải thực hiện. Bạn cần theo dõi hệ thống cửa hàng một cách thường xuyên qua đó tiến hành đánh giá hiệu quả quản lý của từng quản lý cấp dưới và các nhân viên trong cửa hàng.

Vì vậy, sử dụng công nghệ vào quản lý sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa người quản trị không cần đến trực tiếp mỗi cửa hàng của mình. 

Bạn cần theo dõi hệ thống cửa hàng một cách thường xuyên qua đó tiến hành đánh giá hiệu quả quản lý của từng quản lý cấp dưới và các nhân viên trong cửa hàng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi phản hồi của khách hàng qua các comment trên mạng xã hội, kênh thương mại điện tử, website để có hướng điều chỉnh cải thiện chất lượng sản phẩm, kỹ năng chăm sóc khách hàng của đội ngũ nhân viên.

3.7. Tự động hóa quản lý hàng tồn kho

Đảm bảo nguồn nguyên, vật liệu đầy đủ có thể cung cấp cho toàn bộ hệ thống là điều cần chú trọng. Đặc biệt với quản lý chuỗi cửa hàng thì việc quản lý hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được sản phẩm nào còn hay hết để có kế hoạch luân chuyển hàng giữa các chi nhánh nhằm đảm bảo cung ứng hàng hóa kịp thời đến tay người tiêu dùng.  

Nhằm tối ưu hóa việc kiểm kê số lượng hàng hóa, có công cụ để hỗ trợ là một trong những cách bạn có thể nghĩ đến và ứng dụng. Sử dụng một phần mềm quản lý kho hiệu quả sẽ giúp bạn biết chính xác số lượng tồn kho của doanh nghiệp tại thời điểm thực tế. Số liệu sẽ được tự động cập nhật lên nền tảng, bên cạnh việc cho ra các phân tích và thống kê hữu ích.

Bằng việc quản lý hàng tồn kho trên hệ thống phần mềm, các nhà quản lý tại các địa điểm khác nhau có thể đề xuất điều phối nguồn hàng từ chi nhánh này sang chi nhánh khác sao cho phù hợp với nhu cầu tại điểm bán.

4. Lời kết

Cạnh tranh kinh doanh là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều phải đối mặt, không chỉ riêng với doanh nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên, để có thể đứng vững trên thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp đều cần xây dựng cho mình một quy trình hoạt động riêng.

Vì vậy, lời khuyên cho các doanh nghiệp bán lẻ khi muốn kinh doanh đạt hiệu quả nên ứng dụng công nghệ vào quản lý để các công việc được tự động hóa, tránh giảm sai sót. 

Nhà quản lý chuỗi có thể tham khảo phần mềm quản lý chuỗi, bán lẻ của S.I.S, với những lợi ích sau:

  • Tích hợp với kho hàng, kế toán
  • Cài đặt dễ dàng chỉ trong thời gian ngắn
  • Giao diện đơn giản, dễ sử dụng
  • Thúc đẩy quá trình bán hàng, thanh toán
  • Góp phần nâng cao doanh số bán hàng
  • Quản lý chương trình khuyến mại đa dạng

Liên hệ để được tư vấn và giải đáp về phần mềm qua Hotline: 0912.210.210.

Xem thêm các bài viết khác
  • Phần mềm kế toán thông dụng nhất hiện nay
  • Phần mềm kế toán là gì? Lợi ích đối với doanh nghiệp như thế nào?
  • CÁC LOẠI HÓA ĐƠN THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT
  • Kinh doanh dịch vụ giặt là cần lưu ý những gì?
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?