Chi tiết cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm

Cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm như thế nào?. Thực hiện xuất hóa đơn điều chỉnh giảm là nghiệp vụ mà các kế toán viên không tránh khỏi trong quá trình lập xuất hóa đơn. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của S.I.S để nắm được cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm chi tiết nhất.

1. Một số quy định về điều chỉnh giảm trong doanh thu

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 81, Thông tư 200, việc điều chỉnh giảm doanh thu cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Đối với các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán trả lại phát sinh cùng với kỳ tiêu thụ sản phẩm, kế toán thực hiện hạch toán điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh.
  • Đối với sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hoặc trả hàng thì kế toán điều chỉnh theo các nguyên tắc sau:
  • Nếu chiết khấu thương mại, giảm giá hoặc trả hàng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán, ghi giảm doanh thu trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).
  • Nếu chiết khấu thương mại, giảm giá hoặc trả hàng phát sinh sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì kế toán cần ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).

2. Chi tiết cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh

Chi tiết cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm

Chi tiết cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm

Để hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm, kế toán doanh nghiệp thực hiện hạch toán như sau:

2.1. Hạch toán bên bán

Các trường hợp giảm giá hàng bán như trường hợp hóa đơn viết sai hoặc điều chỉnh lại giá trị công trình xây dựng khi quyết toán thuế, kế toán ghi:

Nợ TK: 511

Nợ TK: 33311

Có TK: 111, 112, 131

Riêng đối với trường hợp hạch toán điều chỉnh giảm do trả lại hàng bán hoặc do chiết khấu thương mại, kế toán thực hiện ghi Nợ TK 511 nếu áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133; hoặc Nợ TK 521 nếu áp dụng theo thông tư 200.

2.2. Hạch toán bên mua

Nếu hàng còn tồn trong kho thì ghi Giảm giá trị hàng hóa

Nợ TK: 111, 112, 331

Có TK: 156

Có TK: 1331

Nếu hàng đã bán thì ghi Giảm giá vốn hàng bán

Nợ TK: 111, 112, 331

Có TK: 632

Có TK: 1331

Nếu hàng đó đã đưa vào sản xuất, kinh doanh hoặc quản lý thì ghi Giảm chi phí đó xuống

Nợ TK: 111, 112, 331

Có TK: 154, 642 …

Có TK: 1331

>>>Thông tin cần biết về hạch toán kế toán

3. Ví dụ về hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm

Dưới đây là ví dụ minh họa để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm:

Ngày 7/1/2021, công ty A xuất hàng cho khách như sau:

STTTên hàng hóa, dịch vụĐơn vị tínhSố lượngĐơn giáThành tiền
1Điều hòa Samsung AS09TW - 9000 BTUChiếc107.000.00070.000.000
2Cục nóng điều hòa Samsung AS09TW - 9000 BTUChiếc10  
Cộng tiền hàng70.000.000
Thuế suất GTGT (10%)7.000.000
Tổng cộng tiền thanh toán77.000.000
Số tiền bằng chữ: Bảy mươi bảy triệu đồng chẵn

Hóa đơn trên công ty đã thực hiện vào tháng 1/2022, nhưng đến ngày 8/6/202, công ty phát hiện sai đơn giá (giá thực tế là 6.900.000). Khi đó, kế toán cần lập biên bản điều chỉnh, xuất hóa đơn điều chỉnh giảm:

STTTên hàng hóa, dịch vụĐơn vị tínhSố lượngĐơn giáThành tiền
1Điều chỉnh giảm đơn giá của hóa đơn 0006359, ký hiệu TU/12P ngày 7/1/2021 từ 7.000.000 thành 6.900.000Chiếc10100.0001.000.000
Cộng tiền hàng1.000.000
Thuế suất GTGT (10%)100.000
Tổng cộng tiền thanh toán1.100.000
Số tiền bằng chữ: Một triệu một trăm nghìn đồng chẵn

Dựa vào điều chỉnh giảm đơn giá trên, kế toán thực hiện điều chỉnh giảm doanh thu như sau:

Bên bán

Hạch toán Giảm Doanh thu và thuế GTGT phải nộp:

Nợ TK 511: 11.000.000

Nợ TK: 33311: 1.100.000

Có TK 131: 12.100.000

Bên mua

Hạch toán giảm giá trị hàng hóa và thuế GTGT (nếu hàng còn tồn kho)

Nợ TK 111, 112, 331: 12.100.000

Có TK 156/632: 12.000.000

Có TK 1331: 1.100.000

4. Những lưu ý khi điều chỉnh giảm hóa đơn

Kế toán phải xuất hóa đơn điều chỉnh giảm ghi rõ điều chỉnh giảm số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…

Căn cứ vào đó, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Kế toán cần lưu ý thực hiện những điều sau:

  • Hóa đơn đã lập trước đó bị sai chỉ tiêu nào thì điều chỉnh chỉ tiêu đó
  • Chỉ ghi giá trị chênh lệch cần điều chỉnh lên hóa đơn điều chỉnh
  • Khi lập hóa điều chỉnh, người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót hay lý do phải điều chỉnh hóa đơn.

Đọc thêm: Những điều cần biết về biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử

Trên đây là hướng dẫn cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn. Hiện nay, để đơn giản hóa các nghiệp vụ kế toán; các doanh nghiệp, kế toán viên ngày càng sử dụng những công cụ hỗ trợ, công nghệ hiện đại, đặc biệt là các phần mềm kế toán có tích hợp hóa đơn điện tử. Một trong những phần mềm nổi bật là phần mềm kế toán SIS.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí theo các phương thức sau:

Xem thêm các bài viết khác
  • Những ngành nào thích hợp triển khai hệ thống ERP
  • Quốc hội thông qua Nghị quyết: Tiếp tục Giảm thuế GTGT xuống 8% năm 2023
  • Quản lý nhân sự - Chìa khóa để doanh nghiệp phát triển vững chắc
  • Xu hướng lựa chọn phần mềm kế toán thiết kế theo yêu cầu trong doanh nghiệp
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?