Các loại phụ cấp theo lương cho người lao động

Các loại phụ cấp lương cho người lao động bao gồm những khoản nào? quy định về các khoản phụ cấp lương hiện nay như thế nào?. Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm khi bắt đầu làm việc ở một tổ chức, đơn vị doanh nghiệp. Vì vậy, S.I.S sẽ cung cấp đến độc giả những thông tin về phụ cấp lương cho người lao động.

Các loại phụ cấp theo lương cho người lao động

Các loại phụ cấp theo lương cho người lao động

1. Phụ cấp lương là gì?

Khái niệm về phụ cấp lương hiện nay không được quy định cụ thể trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào. Tuy nhiên, tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định. 

Theo đó, phụ cấp lương có thể hiểu là khoản tiền dùng để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

Đồng thời khoản tiền phụ cấp lương phải gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

2. Các khoản phụ cấp lương

Theo quy định khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định thì các khoản phụ cấp theo lương bao gồm:

- Phụ cấp chức vụ, chức danh;

- Phụ cấp trách nhiệm;

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Phụ cấp thâm niên;

- Phụ cấp khu vực;

- Phụ cấp lưu động;

- Phụ cấp thu hút;

- Các phụ cấp có tính chất tương tự.

Trong đó:

  • Phụ cấp chức vụ, chức danh: Là phụ cấp đối với những người giữ vị trí quan trọng cũng như tính trách nhiệm cao trong công việc như: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng. Mức phụ cấp <15% mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất trong bảng lương và được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng.
  • Phụ cấp trách nhiệm:

- Người lao động được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi đang làm các công việc phải chịu trách nhiệm cao như: quản lý (Đốc công, trưởng ca, trưởng phòng, tổ trưởng, đội trưởng, đội phó, phó trưởng ca các chức danh tương tự);  thủ quỹ, kiểm ngân và các chức danh tương tự khác.

- Mức phụ cấp nhất hiện nay <10% mức lương của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương.

- Được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng.

- Người lao động được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi làm công việc từ 1 tháng trở lên.

  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 

- Tiến hành so sánh các ngành nghề có mức độ tương đương trong điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp tương xứng. 

- Công ty xác định mức phụ cấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người lao động: Đối với ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được hưởng với mức phụ cấp từ 5% - 10%; Đối với ngành nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mức phụ cấp từ 7% - 15%.

- Loại phụ cấp này sẽ được trả cùng kỳ trả lương hàng tháng của người lao động theo quy định

- Người lao động chỉ được hưởng 1/2 ngày khi đi làm việc dưới 4 giờ trong ngày, tính cả ngày làm việc khi làm việc từ 4 giờ trở lên.

  • Phụ cấp khu vực: 

- Người lao động được hưởng phụ cấp khi làm việc tại vùng, địa bàn được hưởng phụ cấp khu vực nằm trong danh mục địa bàn hưởng phụ cấp khu vực được quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.

- Mức phụ cấp do công ty quyết định hoặc do các bên thỏa thuận.

- Phụ cấp chức vụ được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng.

- Người lao động sẽ không được hưởng phụ cấp trách nhiệm nếu không làm công việc từ 1 tháng trở lên.

  • Phụ cấp lưu động: 

- Người lao động được hưởng phụ cấp này khi đang làm công việc mang tính chất thường xuyên, sau đó có sự thay đổi về địa điểm làm việc và nơi ở ví dụ như: nghề tu sửa đường bộ, đường sắt, khảo sát xây dựng chuyên ngành, duy tu đường bộ, đường sắt.

- Tính chất lưu động công việc được Công ty rà soát, đánh giá.

- Mức hưởng phụ cấp lưu động < 10% mức lương của công việc hoặc chức danh được quy định theo tháng lương, bảng lương.

- Người lao động được hưởng phụ cấp lưu động sẽ được tính theo ngày làm việc.

- Người lao động được phụ cấp vào cùng kỳ trả lương hàng tháng.

  • Phụ cấp thu hút:

- Người lao động được hưởng phụ cấp này khi làm việc tại các vùng có khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn về kinh tế, điều kiện chỗ ở được quy định theo quy định của pháp luật.

- Công ty tiến hành kiểm tra, rà soát vùng hoặc địa bàn nơi thực hiện công việc.

- Mức độ thu hút đối với người lao động <35% mức lương của công việc hoặc chức danh theo quy định tại thang bảng lương.

- Người lao động nhận phụ cấp vào cùng kỳ trả lương hàng tháng.

  • Phụ cấp thâm niên: Đây là khoản phụ cấp khích lệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gắn bó lâu dài với nghề.
  • Các loại phụ cấp khác: Tiền thưởng tháng 13, tiền thưởng năng suất làm việc, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn; điện thoại, đi lại, tiền nhà ở,hỗ trợ xăng xe, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

>>> Hướng dẫn chi tiết cách tính tiền lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức viên chức

Lưu ý: Căn cứ vào Khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH 8 loại phụ cấp trên phải tính đóng BHXH.

3. Các khoản không phải phụ cấp lương

Các khoản không phải phụ cấp lương bao gồm:

Các chế độ như thưởng, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.

>>> Tham khảo thêmKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương  

4. Mức phụ cấp lương hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về mức phụ cấp lương năm 2022 sẽ thực hiện theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Theo đó, hiện nay mức phụ cấp sẽ không được quy định cụ thể mà sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau tùy thuộc vào từng công việc, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Như vậy, hiện nay có 8 khoản phụ cấp theo lương phổ biến như trên mà người lao động có thể được nhận dựa vào tính chất công việc và thỏa thuận với người sử dụng lao động trong hợp đồng lao động.

5. Có bắt buộc phải trả phụ cấp lương cho người lao động không?

Phụ cấp lương là một trong những nội dung chủ yếu phải có trong hợp đồng lao động được giao kết giữa các bên.

Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên thì đây chỉ là khoản tiền nhằm bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

Do đó, không phải người lao động nào cũng được trả các khoản phụ cấp này mà tùy vào điều kiện và công việc của từng người.

Mặt khác, nếu các yếu tố này đã được xem xét và tính đầy đủ luôn trong mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì ngoài lương ra, người lao động sẽ không được nhận thêm phụ cấp.

Chính vì vậy, người sử dụng lao động không bắt buộc phải trả thêm phụ cấp lương cho tất cả người lao động.

Các quy định về lương đối với người lao động hoặc công chức, viên chức theo các thông tư của Chính phủ luôn được cập nhật và thay đổi. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt và cập nhật nhanh chóng và chính xác. Để giúp các doanh nghiệp thực hiện các công việc về kế toán tiền lương cho người lao động dễ dàng và hiệu quả, Phần mềm kế toán nhân sự - tiền lương SIS MAC HRM là một trong những phần mềm giải quyết các bài toán liên quan đến nhân sự và tiền lương cho nhân viên:

Nhân sự: Quản lý tuyển dụng (kế hoạch tuyển dụng, hồ sơ ứng viên), quản lý đào tạo, quản lý nhân viên (hợp đồng lao động, hồ sơ cá nhân, quá trình làm việc), báo cáo Ban Quản trị về kế hoạch quá trình tuyển dụng, đào tạo và các vấn đề về nhân sự (tăng, giảm).

Tính công - Tính lương: 

  • Khai báo linh hoạt ngày làm việc, ngày nghỉ thường, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép trong kỳ (Tháng/quý/năm).
  • Khai báo thời gian làm việc linh hoạt theo ca
  • Cập nhật dữ liệu chấm công: Dữ liệu chấm công thời gian lấy từ máy chấm công hoặc chấm công trực tiếp trên phần mềm, dữ liệu chấm công sản lượng (tính lương theo sản phẩm).
  • Các tham số lương (lương cơ bản, hệ số lương, hệ số BHYT, BHXH, hệ số thuế TNCN…) đều được thiết kế và khai báo linh động cho phép người dùng tự cập nhật khi có sự thay đổi trong quá trình sử dụng phần mềm.
  • In báo cáo tiền lương

Nếu bạn đang còn phân vân về phần mềm, hãy nhận hỗ trợ tư vấn miễn phí của chúng tôi TẠI ĐÂY

Xem thêm các bài viết khác
  • Tìm hiểu những quy định mới nhất năm 2021 về hộ kinh doanh cá thể
  • Giải quyết vấn đề báo cáo tài chính cho doanh nghiệp thương mại và phân phối
  • Bài toán thiếu thông tin của doanh nghiệp kinh doanh phân phối dược, giải quyết ra sao?
  • NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?