Các giải pháp giúp nâng cao năng suất ngành bao bì, in ấn

Công nghệ sản xuất bao bì, in ấn đang là một trong những ngành có tốc độ phát triển lớn không chỉ ở các doanh nghiệp trong nước mà còn ở ngoài nước. Do vậy, bài toán đặt ra là làm sao để nâng cao năng suất ngành bao bì cùng chất lượng sản phẩm và tối ưu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh. Hãy cùng S.I.S tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

Các giải pháp giúp nâng cao năng suất ngành bao bì, in ấn

Các giải pháp giúp nâng cao năng suất ngành bao bì, in ấn 

I. Xu hướng phát triển của ngành sản xuất bao bì, in ấn

Với dân số đông đúc, ngành công nghiệp sản xuất bao bì, in ấn, màng bọc, giấy, băng dính,... cũng phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội tập trung đầu tư vào lĩnh vực này. Rất nhiều nhà đầu tư đã nhận ra cơ hội đầu tư tiềm năng và đã lên kế hoạch hợp tác và đầu tư vào công ty Việt Nam. Trong tương lai, công nghiệp bao bì được xem là ngành có thế mạnh kinh tế cao.

Nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được. Công nghệ, dây chuyền, máy móc vẫn còn lạc hậu nên rất khó tạo ra sản phẩm bao bì chất lượng để đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu. Bên cạnh đó, chi phí nhân công và mặt bằng tại Việt Nam khá thấp. Điều này là yếu tố chính thu hút các nhà đầu tư từ nước ngoài. 

II. Các giải pháp thúc đẩy năng suất ngành bao bì, in ấn

1. Kiểm soát và cải tiến nguồn nguyên liệu

Muốn nâng cao năng suất sản xuất ngành bao bì, in ấn thì trước tiên phải kiểm soát và cải tiến chất lượng nguyên liệu đầu vào hiệu quả. Doanh nghiệp có thể sử dụng máy móc đo đạc chuyên dụng để kiểm tra từng tiêu chí cho nguồn nguyên liệu đầu vào. Phải đảm bảo tiêu chuẩn và yêu cầu đóng gói của từng khách hàng và ngành nghề kinh doanh khác nhau.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể xây dựng nguồn nhân lực kiểm soát chất lượng đầu vào và nhân lực tìm kiếm các nhà cung cấp mới, tạo sự đa dạng trong việc lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu. Việc lựa chọn được nhà cung cấp hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp chủ động về nguyên liệu hơn, ổn định về khâu sản xuất. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể cam kết mức giá ổn định và tăng khả năng cạnh tranh trước mọi biến động của thị trường.

2. Trang bị hệ thống máy móc sản xuất hiện đại

Để nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm thì việc đầu tư, cải tiến trang thiết bị máy móc hiện đại là điều cần thiết. Việc đầu tư này còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu số lượng công nhân tham gia sản xuất, chi phí sản xuất và gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Với những dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn sẽ mang lại sản phẩm chất lượng hơn bởi:

  • Giảm sai sót trong khâu lựa chọn nguyên liệu
  • Giảm sai lệch về quy cách theo yêu cầu của khách hàng
  • Giảm tỷ lệ in sai, in lem màu
  • Giảm các thất thoát phát sinh với sản phẩm chưa đạt
  • Giảm tỷ lệ phế phẩm trong sản xuất

3. Nâng cao trình độ nhân lực

Nguồn nhân lực chính là yếu tố cốt lõi để tăng năng suất và hiệu quả của công việc trong một doanh nghiệp.

Theo đó, doanh nghiệp sản xuất bao bì, in ấn cần phải chú trọng việc huấn luyện, đào tạo tay nghề và trình độ chuyên môn kiến thức chuyên ngành cho nhân viên, nâng cao nhận thức của nhân viên về các chế độ chính sách của công ty để việc áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất được hiệu quả nhất. 

Bên cạnh đó, phải có những phương pháp khuyến khích động viên người lao động.

>>> Đọc thêm: Quy trình quản lý nhân sự với 8 bước không thể bỏ qua

4. Cải tiến công nghệ trong ngành in ấn

Ưu tiên ứng dụng công nghệ in phổ biến nhất, ví dụ như in offset và in flexo. Việc này giúp các sản phẩm bao bì giấy có hình ảnh sắc nét, chất lượng và giá trị thẩm mỹ, quảng cáo tăng cao. 

5. Cải tiến mẫu mã thiết kế

Doanh nghiệp ngành bao bì cần nắm bắt xu hướng và yêu cầu cụ thể của khách hàng khi thiết kế sản phẩm như: mẫu mã, kích thước, độ dày, định lượng, kết cấu giấy. Trong đó, đối với mẫu mã ưu tiên có độ bền chắc cao, có khả năng chống va đập tốt, thiết kế vừa vặn. Riêng các mẫu thùng carton xuất khẩu khi sản xuất phải tuân thủ các nguyên tắc: khả năng bảo vệ tốt sản phẩm, thiết kế nhỏ gọn phù hợp với các phương tiện di chuyển, vận dụng sự tinh giản trong thiết kế bao bì. 

Bên cạnh đó, mẫu thiết kế bao bì phải truyền tải trọn vẹn thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm thông qua những mẫu mã thiết kế tinh tế.

6. Cải tiến bao bì hướng đến sự thân thiện với môi trường

Xu hướng toàn cầu là bảo vệ môi trường, do đó nhiều doanh nghiệp đang hướng tới lựa chọn giải pháp bao bì “xanh”. Thay vì sử dụng các loại bao bì khó phân hủy như nhựa, nylon,... thì giải pháp bao bì “xanh” sẽ mang lại sự thân thiện đối với môi trường. Ngoài ra, nó sẽ giúp giảm rác thải bao bì, tăng khả năng tái sử dụng của sản phẩm.

7. Đầu tư hệ thống phần mềm quản lý sản xuất

Ứng dụng công nghệ vào quy trình quản lý sản xuất, kinh doanh đều mang lại hiệu quả tích cực. Cùng với AI, Big Data trên nền tảng IoT, phần mềm quản lý ERP ngày càng được ứng dụng phổ biến bởi tính hiệu quả, chính xác tối ưu. Phần mềm ERP được tích hợp các chức năng hỗ trợ doanh nghiệp quản lý sản xuất như:

Hỗ trợ kiểm soát và tối ưu hoạt động mua hàng, lập kế hoạch sản xuất, quản lý lệnh sản xuất, xuất kho nguyên vật liệu – thống kê phân xưởng, Kế toán kho: Căn cứ vào các phiếu thống kê sản lượng của các phân xưởng, kế toán tổng hợp lập các phiếu.

>>> Đọc thêm: 5 lợi ích của ERP đối với doanh nghiệp sản xuất

III. Giải pháp SIS ERP hàng đầu cho ngành bao bì

Giải pháp phần mềm SIS ERP khi ứng dụng tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực SẢN XUẤT BĂNG KEO, BAO BÌ, GIẤY được S.I.S thực hiện khảo sát và tư vấn, thiết kế, tùy chỉnh phần mềm theo đặc thù của ngành sản xuất băng keo, bao bì. Khi hoàn thiện việc triển khai, giải pháp phần mềm SIS ERP không chỉ đáp ứng đầy đủ các tính năng, nghiệp vụ theo yêu cầu quản lý đặc thù của ngành sản xuất mà còn được tùy chỉnh phù hợp với yêu cầu quản trị của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Giải pháp SIS ERP với các modules xử lý hầu hết những nghiệp vụ cho từng bộ phận - phòng ban, hỗ trợ kết nối dữ liệu giữa các bộ phận nhằm liên kết, kế thừa và kiểm soát dữ liệu phát sinh, tăng cường hiệu suất công việc và nâng cao khả năng quản trị của doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng

  • Kiểm soát chặt chẽ hàng NG trên từng công đoạn, cho phép cảnh báo lỗi từ đó giảm thiểu tỷ lệ lỗi phát sinh và tiêu hao nguyên vật liệu do NG trong sản xuất
  • Hệ thống cho phép phân tích, xác định nguyên nhân lỗi – tiền đề để cải tiến chất lượng.

Cắt giảm chi phí

  • Giảm lãng phí do tăng hiệu quả sử dụng trục đồng, bản kẽm thông qua hệ thống cảnh báo – bảo trì máy móc với sự trợ giúp của lập kế hoạch tự động.
  • Tiết kiệm thời gian & tăng độ chính xác trong tính giá thành sản phẩm, hỗ trợ tạo báo giá nhanh chóng
  • Tăng hiệu quả sử dụng vốn ROI thông qua việc chuẩn hóa quy trình, giảm chi phí và thời gian trong lập kế hoạch, thống kê công đoạn sản xuất ví dụ xả tờ, in, cắt, cán màng, bế, dán…

Tối ưu tiến độ

  • Tăng khả năng chủ động, giảm các lãng phí chờ đợi với thuật toán tự động lập kế hoạch sản xuất
  • Giảm thời gian và nhân công cho việc thống kê, nhập liệu tại các công đoạn
  • Theo dõi tiến độ sản xuất, khả năng đáp ứng của sản xuất với đơn hàng để đưa ra các quyết định kịp thời.

Trên đây là các giải pháp nâng cao năng suất cho ngành bao bì, in ấn để tối ưu hóa quy trình sản xuất cũng như hoạt động kinh doanh, việc áp dụng phần mềm quản lý là điều tất yếu của mỗi doanh nghiệp.

>>> Đọc thêm: Giải pháp ERP cho ngành sản xuất băng keo

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về giải pháp phần mềm SIS ERP và trải nghiệm dùng thử miễn phí, liên hệ với chúng tôi để nhận hỗ trợ tư vấn qua Hotline: 0912.210.210 hoặc đăng ký nhận thông tin tại:

« TƯ VẤN MIỄN PHÍ »

 

Xem thêm các bài viết khác
  • Những nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định mà kế toán cần biết
  • Phần mềm ERP mã nguồn mở và những điều doanh nghiệp cần biết
  • Phần mềm quản lý Spa số 1 năm 2022 - SIS SALON
  • Phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn thông minh - SIS FnB
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?