Hướng dẫn cách xuất hoá đơn điện tử cho công trình xây dựng
Xây dựng, xây lắp là một trong những ngành được khuyến khích áp dụng và triển khai hoá đơn điện tử cho công trình xây dựng trong những năm gần đây. Bài viết dưới đây của SIS hướng dẫn cách lập hoá đơn xây dựng và xuất hoá đơn điện tử cho công trình xây dựng.
Cách xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dưng
1. Quy định về thời điểm xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC, thời điểm xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng cụ thể như sau:
“Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, KHÔNG phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”
– Trường hợp giao hàng nhiều lần/ bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần Người bán phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng
– Trường hợp DN kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà để bán, chuyển nhượng có thu tiền theo tiến độ thi công dự án hoặc đã thoả thuận theo hợp đồng thì ngày thu tiền được xem là ngày lập hoá đơn.
Trên mỗi hóa đơn cần có đầy đủ số tiền thu, giá đất được giảm trừ trong doanh thu tính thuế VAT, thuế suất và số thuế GTGT.
Như vậy, pháp luật đã quy định rõ: Khi có biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục hoặc từng hạng mục là phải tiến hành lập hóa đơn. Các khoản tạm ứng trước thì chưa phải lập hóa đơn.
Lưu ý:
– Nếu doanh nghiệp có dự án xây dựng, thi công lắp đặt trong thời gian dài thì việc thanh toán tiền cần thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc đã hoàn thành.
=> Kế toán xây lắp cần lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp đã bàn giao. Hoá đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT.
– Nếu dự án đã hoàn thành và kế toán đã lập hoá đơn thanh toán, đến khi quyết toán giá trị công trình có sự điều chỉnh trong giá trị khối lượng xây dựng cần thanh toán thì kế toán xây lắp phải lập hoá đơn chứng từ điều chỉnh.
Tóm lại, các khoản tạm ứng không được xuất hoá đơn mà chỉ theo dõi công nợ 131.
>>>>Quy định mới về hóa đơn điện tử: Những điều Doanh nghiệp cần biết về TT78
2. Cách xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng mới nhất
Đối với ngành xây dựng, kế toán viên cần chú ý xuất hóa đơn điện tử theo từng loại công trình khác nhau. Ở đây, đề cập đến 2 loại công trình: Công trình xây dựng cuốn chiếu và công trình xây dựng đại cục.
2.1. Xuất hóa đơn xây dựng cho công trình cuốn chiếu
Công trình xây dựng cuốn chiếu là gì?
Công trình xây dựng cuốn chiếu là công trình nghiệm thu theo giai đoạn hoàn thiện, hay làm đến đâu nghiệm thu đến đó. Do đó, sau khi đã hoàn thành phân đoạn nào thì sẽ nghiệm thu và xuất hóa đơn luôn, cụ thể:
1. Giai đoạn làm móng công trình
Sau khi đổ xong móng cho công trình, đơn vị xây dựng hay kế toán xây dựng lập biên bản nghiệm thu giai đoạn làm móng.
Bộ giấy tờ bao gồm:
- Xác nhận khối lượng
- Bảng quyết toán khối lượng
2. Giai đoạn Xây thô công trình
Với giai đoạn này, kế toán xây lắp cần có những giấy tờ sau:
- Biên bản nghiệm thu
- Biên bản xác nhận khối lượng công trình
- Bảng quyết toán khối lượng công trình
3. Giai đoạn Hoàn thành xây dựng công trình
Hoàn thành công trình xong, kế toán xây dựng phải tổng kết lại giai đoạn trước đó và lập biên bản tổng hợp gồm các giấy tờ:
- Biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình được đưa vào sử dụng
- Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành,
- Bảng quyết toán khối lượng công trình.
Sau đó kế toán xuất hóa đơn GTGT cho phần còn lại và thanh toán hợp đồng.
Lưu ý: Trong quá trình xây dựng, nếu chủ đầu tư có tạm ứng, muốn hợp thức hóa tiền tạm ứng cho các hóa đơn đã xuất thì đơn vị nghiệm thu cần lập thêm biên bản nghiệm thu và các chứng từ cần thiết để đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2.2. Xuất hoá đơn xây dựng đối với công trình hoàn thành đại cục
Khác biệt với công trình cuốn chiếu, công trình hoàn thành đại cục là một hình thức hoàn thiện công trình xây dựng hết mới tiến hành nghiệm thu và thanh toán giá trị.
Theo đó, kế toán chỉ cần xuất hoá đơn vào thời điểm bàn giao công trình, các giấy tờ cần có khi nghiệm thu khi kết thúc công trình gồm:
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đã đưa vào sử dụng;
- Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành công việc;
- Bảng quyết toán khối lượng công trình;
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một số thông tin về cách xuất hóa đơn và thời điểm xuất hóa đơn điện tử cho công trình xây dựng cần phải lưu ý. Do tính chất ngành xây dựng khá đặc thù, nên kế toán viên cần lưu ý để thực hiện nghiệp vụ hóa đơn theo đúng quy định của pháp luật.
Nếu Doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ mua phần mềm kế toán, phần mềm quản trị, hãy liên hệ với chúng tôi theo các phương thức:
- Fanpage: www.facebook.com/PhanmemketoanSISVN
- Zalo: zalo.me/1342865692358366846
- Hotline: 0912.210.210
- Email: phanmem@sis.vn