Kế toán quản trị là gì? có vai trò gì đối với doanh nghiệp

Trong Kế toán có nhiều vị trí kế toán khác nhau, kế toán quản trị là một trong những vị trí quan trọng. Tuy nhiên, kế toán quản trị là khái niệm vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Do đó,  bài viết đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về kế toán quản trị và chức năng của nó trong doanh nghiệp sẽ như thế nào.

1. Kế toán quản trị là gì?

Kế toán quản trị hay còn gọi là kế toán quản lý là vị trí chuyên môn trong kế toán. Hiểu đơn giản, Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.

Nó nắm bắt các vấn đề thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản lý doanh nghiệp ra quyết định điều hành một cách tối ưu nhất. 

Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong vận hành doanh nghiệp. Đồng thời phục vụ kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp đó.

Kế toán quản trị là gì? có vai trò gì đối với doanh nghiệp

Kế toán quản trị là gì? có vai trò gì đối với doanh nghiệp

2. Mục tiêu của kế toán quản trị là gì?

Mục tiêu chính của kế toán quản trị chính là hướng đến sự phát triển của doanh nghiệp. 

Kế toán quản trị cung cấp thông tin cho nhà quản lý để đưa ra các quyết định nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt mục tiêu doanh nghiệp đề ra, từ đó làm gia tăng giá trị doanh nghiệp (giá trị của cổ đông) và gia tăng giá trị khách hàng.

  • Giá trị công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính (ROE, EPS …) hay khi công ty được định giá cao, giá trị thương hiệu lớn.
  • Gia tăng giá trị khách hàng tức là công ty cung cấp được các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

Có 2 vấn đề lớn mà bất kỳ nhà doanh nghiệp nào cũng quan tâm đó là chi phí họ cần bỏ ra và những gì họ nhận lại. Vì vậy, kế toán quản trị cho biết từng thành phần chi phí, tính toán và tổng hợp chi phí sản xuất, giá thành cho từng loại sản phẩm, từng loại công trình dịch vụ.

  • Xây dựng được các khoản dự toán ngân sách cho các mục tiêu hoạt động.
  • Kiểm soát thực hiện và giải trình các nguyên nhân chênh lệch giữa chi phí theo dự toán và thực tế.
  • Cung cấp các thông tin cần thiết để có các quyết định kinh doanh hợp lý.

Mục tiêu của kế toán quản trị là gì?

>>> Chi tiết về nghiệp vụ kế toán tổng hợp

3. Vai trò của kế toán quản trị

Kế toán quản trị có vai trò trong việc cung cấp thông tin đến với Ban Giám Đốc để phục vụ cho quá trình ra quyết định. Vai trò của kế toán quản trị gắn liền với 4 nhiệm vụ của nhà quản trị là: xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện; kiểm soát, đánh giá và ra quyết định.

Xây dựng kế hoạch 

 Kế hoạch kinh doanh luôn được các giám đốc doanh nghiệp xây dựng rõ ràng vào đầu các năm tài chính và mục tiêu là đưa doanh nghiệp cán đích doanh thu. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, giám đốc điều hành sẽ cần liên kết tất cả các nguồn lực để hướng tới mục tiêu đã xác định.

Tổ chức thực hiện kế hoạch

Trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch, cấp quản trị sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức, con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực hiện đạt hiệu quả nhất. Trong việc điều hành, nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày và đảm bảo cho cả tổ chức hoạt động trôi chảy.

Kiểm soát

Sau bước xây dựng kế hoạch và giám sát thực hiện, nhà quản trị tiến hành kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Để thực hiện chức năng kiểm tra, họ sử dụng các bước công việc cần thiết để đảm bảo cho từng bộ phận và cả tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Trong quá trình kiểm soát, nhà quản trị sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập. Bằng cách này, nhà quản trị sẽ nhận định được công việc ở khâu nào chưa đạt yêu cầu và cần được hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã thiết lập.

Đánh giá và ra quyết định

Sử dụng các công thức kế toán quản trị để lựa chọn hợp lý trong số các phương án khác nhau. Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt, nó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu trong quá trình quản lý một tổ chức, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

4. Sự khác nhau của kế toán quản trị và kế toán tài chính

Tiêu chí

Kế toán quản trị

Kế toán tài chính

Đối tượng

Thông tin của kế toán quản trị được nội bộ doanh nghiệp sử dụng triệt để như Ban giám đốc, các cấp quản lý, giám sát viên,…

Thông tin sẽ được những người bên ngoài doanh nghiệp sử dụng như các cổ đông, người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp và chính phủ (cơ quan thuế, cơ quan quản lý tài chính,…).

Tính pháp lý

Pháp lý có tính nội bộ phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của từng doanh nghiệp.

Phải tuân theo các quy định thống nhất đối với các hệ thống sổ, hoạt động ghi chép thông tin.

Hình thức của thông tin

Thông tin theo 2 hình thái giá trị và hiện vật.

Thông tin được kế toán tài chính thể hiện dưới dạng giá trị. 

Cách thức báo cáo sử dụng

Sử dụng để đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc của doanh nghiệp.

Báo cáo sẽ được sử dụng để tổng hợp kết quả hoạt động của toàn doanh nghiệp.

Kỳ báo cáo

Kế toán quản trị thường được thực hiện theo ngày, tuần, tháng, năm hay quý, tùy vào yêu cầu của doanh nghiệp

Bắt buộc phải thực hiện báo cáo định kỳ theo quý và mỗi đầu, cuối năm.

Đọc thêm: Thông tin cần biết về hạch toán kế toán

5. Kế toán viên quản trị làm những gì?

Những yêu cầu của vị trí kế toán viên quản trị

Đánh giá sản phẩm

Kế toán quản trị là người chịu trách nhiệm cung cấp những thông tin cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp cần xem xét sản phẩm, kế toán quản trị sẽ có thể trình bày những thông tin cần thiết và chính yếu nhất. Mục đích biết được những sản phẩm nào là thế mạnh của doanh nghiệp và cần phải khắc phục những điểm nào để sản phẩm tiếp cận với nhiều nhóm khách hàng hơn nữa.

Ra mắt sản phẩm mới

Kế toán quản trị là người phải thực sự có hiểu biết về thị trường và thường xuyên theo dõi những thay đổi của các tác nhân bên ngoài doanh nghiệp. Để rồi thông qua đó, họ tiến hành lập kế hoạch, chiến lược hợp lý cho sản phẩm. Bên cạnh đó, kế toán quản trị có trách nhiệm cung cấp một cách đầy đủ nhất những chi phí mà doanh nghiệp phải chi cho việc sản xuất, đóng gói hay các khâu chuẩn bị trước khi đưa ra thị trường.

Nhân sự

Nghe có vẻ không liên quan, nhưng kế toán quản trị còn là người chịu trách nhiệm tính toán mức lương cho nhân viên các phòng ban trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ sẽ phân tích số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả cho nguồn nhân lực và khoản thu lại được từ nguồn nhân lực đó.

Trên đây là những thông tin về kế toán quản trị và vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Ngoài ra, để giúp kế toán viên thực hiện các nghiệp vụ về kế toán đơn giản hơn và hiệu nhất, S.I.S Việt Nam cho ra mắt phần mềm kế toán SIS MAC*HRM - phần mềm đáp ứng đầy đủ Nghị định 123 về chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử; nhập và xuất báo cáo dễ dàng.

Nếu doanh nghiệp, kế toán viên có mong muốn sử dụng hoặc tìm hiểu về phần mềm kế toán SIS MAC*HRM, hãy đăng ký với chúng tôi để được trải nghiệm dùng thử phần mềm miễn phí dưới đây.

>>> ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ <<<

 

Xem thêm các bài viết khác
  • Chính thức sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử từ ngày 1/7/2022
  • Giải quyết triệt để vấn đề hàng tồn kho cho ngành thực phẩm và đồ uống
  • Hiểu đúng và đủ về kế toán công nợ trong doanh nghiệp
  • Tổng hợp nghiệp vụ liên quan đến mua hàng và bán hàng - Phần 1
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?