Giải quyết triệt để vấn đề hàng tồn kho cho ngành thực phẩm và đồ uống

Ngành thực phẩm và đồ uống gặp phải nhiều thách thức, nhất là trong thời đại xã hội đổi mới như hiện nay. Khó khăn lớn mà các doanh nghiệp cần đối mặt chính là quản lý hàng tồn kho. Vậy để giải quyết khó khăn này, doanh nghiệp sẽ làm như thế nào? Ai sẽ là “trợ thủ” đắc lực nhất? Bạn hãy cùng SIS khám phá ngay ở nội dung bài viết nhé.

1. Thực trạng việc quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp thực phẩm đồ uống

Ngành thực phẩm đồ uống vừa mới trải qua thời kỳ đại dịch và đang có những bước tăng trưởng trở lại, sản lượng vượt xa trong năm 2021. Bởi vậy mà nhiều doanh nghiệp trong nước, ngoài nước đang có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh, sản xuất và phân phối nhiều hơn. Cũng từ đây, sản lượng hàng hóa tăng cao, việc quản lý kho hàng cũng bắt đầu gặp vấn đề.

Thực trạng vấn đề quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp thực phẩm đồ uống

Ngành thực phẩm đồ uống có đặc thù riêng không giống với những ngành hàng khác. Thông thường hàng tồn kho sẽ là những sản phẩm dễ hỏng, date ngắn hạn, nhất là với hàng hóa thực phẩm đông lạnh, thực phẩm tươi, hoa quả,…

Sản lượng tăng cao, kho hàng cũng bắt đầu có hiện tượng quá tải. Với cách quản lý truyền thống cũ, hành hóa sắp xếp không thực sự khoa học. Các kho thường xuyên xảy ra tình trạng hàng mới và cũ lẫn lộn, danh mục hàng hóa không rõ ràng. Người quản lý không nắm được tình hình hàng tồn, lúc thì quá nhiều, lúc lại quá ít để cung ứng đủ cho thị trường. Ngoài ra, số lượng hàng hóa hết date tăng cao đột biến khiến doanh nghiệp tổn thất nặng nề, việc bù lỗ gặp khó khăn.

Nhìn chung, kho hàng của doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống như một tảng băng chìm, có thể bề nổi của nó rất gọn gàng, ngăn lắp, thế nhưng cái khoảng chìm kia lại là một đống vấn đề phức tạp, rối ren trong cách quản lý.

2. Quản lý hàng tồn kém sẽ dẫn đến hệ lụy ra sao?

Khi quản lý hàng tồn kho kém sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp thực phẩm đồ uống, cụ thể như sau:

Nguy cơ về sức khỏe cho người sử dụng

Doanh nghiệp phải gánh chịu hậu quả từ khâu quản lý kho hàng kém

Công ty đang hoạt động về thực phẩm, đồ uống luôn luôn phải ý thức được khoảng giới hạn tốt nhất của sản phẩm. Điều này khá dễ hiểu, bởi bạn đang kinh doanh về thực phẩm, người dùng sẽ sử dụng nó trực tiếp, nạp vào cơ thể một cách thường xuyên. Nếu như không tuân thủ nghiêm ngặt về hạn sử dụng, giới hạn tốt nhất sẽ gây ra những vấn đề về sức khỏe, nhẹ thì đau bụng, ngộ độc thực phẩm, nặng có thể dẫn đến ung thư,…

Đối mặt với nguy cơ bù lỗ nặng

Khi quản lý hàng tồn kho không hiệu quả, doanh nghiệp không nắm bắt được những thông tin về hàng hóa trong kho như: Số lượng sản phẩm tồn, date từng mặt hàng, mức hàng tồn vừa đủ để cân bằng nhu cầu thị trường và hàng sản xuất mới. Từ đó doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ bù lỗ nặng khi hàng hóa quá hạn, thậm chí phải mất chi phí thu hồi sản phẩm, đền bù tổn thất cho khách hàng, đối tác, ảnh hưởng đến danh tiếng, thương hiệu của doanh nghiệp.

Không thể đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả, phù hợp

Nhà quản lý sẽ khó khăn trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh, chiến lược giá và khuyến mãi phù hợp, bởi họ không nắm được tình hình hàng tồn và ngày hết hạn ra sao. Nếu doanh nghiệp cập nhật được thông tin này một cách chính xác theo thời gian thực, họ sẽ có chính sách về giá cả, ưu đãi thích hợp nhằm mục đích đẩy nhanh hàng tồn, tránh thiệt hại mà vẫn xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng.

Gặp phải xung đột trong quan hệ khách hàng và nhà cung cấp

Nếu bạn là một nhà cung cấp thực phẩm đồ uống, bạn sẽ thường xuyên gặp phải xung đột với các khách hàng của mình khi không thể đáp ứng số lượng, chất lượng hàng hóa, thời gian như cam kết. Từ đó việc trải nghiệm của khách hàng, đối tác không tốt, dẫn đến mối quan hệ không tốt, giảm chất lượng hợp tác.

3. Tính năng nào của phần mềm ERP ngành thực phẩm đồ uống sẽ giúp giải quyết vấn đề?

Khi sử dụng ERP cho ngành thực phẩm và đồ uống, bạn có biết tính năng nào sẽ giúp giải quyết khó khăn về quản lý kho hàng trên?

Giải quyết vấn đề của doanh nghiệp thực phẩm đồ uống như thế nào?

Để xử lý các vấn đề về kho hàng, doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống cần đến tính năng quản lý kho hàng. Nó sẽ giúp tự động hóa quản lý hàng tồn kho, theo dõi lưu chuyển hàng hóa, cung cấp thông tin chính xác và đồng bộ hóa với các quy trình khác trong công ty.

Không chỉ vậy, tính năng quản lý kho hàng của phần mềm ERP dành cho ngành thực phẩm và đồ uống còn cung cấp:

  • Quản lý hàng tồn kho với nhiều nhà kho khác nhau trên các địa điểm.
  • Điều chuyển giữa các kho hàng nhanh chóng.
  • Vị trí lưu trữ và thùng hàng bằng QR code, thông qua RFID.
  • Tích hợp API có sẵn để tích hợp với các giải pháp quản trị kho hàng khác nhau.
  • Xác định kích thước của sản phẩm/thùng, mặt hàng,… để tính toán dung lượng.
  • Theo dõi lô, theo dõi số seri, hạn sử dụng.
  • In mã lô, mã vạch và quét.
  • Backordering hàng tồn kho tự động.
  • Quản lý hàng tồn kho theo nhiều nhà cung cấp.
  • Cảnh báo hàng tồn kho thấp.
  • Điều chỉnh hàng tồn kho nhanh chóng.
  • Mô tả từng mặt hàng một cách chi tiết, có gắn tệp đính kèm.
  • Nhập, xuất hàng hóa vật tư.
  • Điều chỉnh các mặt hàng, các trường tùy chỉnh (mặt hàng, nhà cung cấp, tài liệu).
  • Có báo cáo chi tiết, tổng hợp hàng tồn kho.

Tính năng quản lý hàng tồn kho còn cung cấp cho doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống sơ đồ quản lý kho hàng cực kỳ trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu.

Kết luận

Như vậy, vấn đề khó khăn nhất của doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống là quản lý kho hàng đã được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả. Hy vọng nội dung bài viết củ SIS đã giúp bạn gỡ rối vấn đề của mình.

Xem thêm các bài viết khác
  • Giải quyết khó khăn trong quản lý dữ liệu của doanh nghiệp thực phẩm đồ uống
  • Chính sách Bảo mật thông tin App Mobile - SIS DMS
  • Phần mềm quản lý Spa số 1 năm 2022 - SIS SALON
  • CHI TIẾT: Nghị định mới về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2023
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?