Các phương pháp kế toán hàng tồn kho và cách tính giá hàng tồn kho

Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hoá và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán. Vậy, có bao nhiêu phương pháp kế toán hàng tồn kho và cách tính giá hàng tồn kho như thế nào? Cùng SIS tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây.

 Phương pháp kế toán hàng tồn kho và cách tính giá hàng tồn kho

 Phương pháp kế toán hàng tồn kho và cách tính giá hàng tồn kho

1. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho

Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất. Hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, bao gồm:

– Hàng mua đang đi trên đường; hàng mua đang trên đường; hàng hóa gửi gia công chế biến

– Nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ;

– Sản phẩm dở dang;

– Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;

– Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.

Đối với sản phẩm dở dang, nếu thời gian sản xuất; luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường. Thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán; mà trình bày là tài sản dài hạn.

Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ > 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường. Thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán. Mà trình bày là tài sản dài hạn.

>>>Thông tin cần biết về hạch toán kế toán

2. Các phương pháp kế toán hàng tồn kho

Có 2 phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.

Phương pháp kê khai thường xuyên

Khái niệm

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục; có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa vào hệ thống sổ kế toán.

Ưu điểm

Giúp doanh nghiệp kiểm soát được số lượng tồn kho hàng hóa ở mọi thời điểm; tối thiểu tình trạng sai sót; phục vụ được nhiều yêu cầu cấp thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhược điểm

Tăng khối lượng công việc, kiểm kê, ghi chép hàng hóa hàng ngày.

Đối tượng áp dụng

Các công ty sản xuất, công nghiệp, xây dựng và các công ty kinh doanh các mặt hàng như máy móc, thiết bị, hàng kỹ thuật, chất lượng cao và có giá trị lớn.

Ví dụ: Khi mua hàng, kế toán cần hạch toán như sau:

Nợ TK 156

Nợ TK 1331 (nếu có)

Có TK 111, 112, 331,...

Phương pháp kiểm kê định kỳ

Khái niệm

Là phương pháp chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh xuất nhập trong kỳ. Công thức tính trị giá hàng xuất kho như sau:

Trị giá hàng xuất kho trong kỳ

=

Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ

+

Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ

Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hóa (nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (tài khoản 611 “Mua hàng”).

Ví dụ: khi mua hàng hóa, kế toán sẽ hạch toán như sau:

Nợ TK 611 - mua hàng

Nợ TK 1331 (nếu có)

Có TK 111,112,331

Cuối kỳ căn cứ vào kiểm kê:

Nợ 156/ Có 611

Ưu điểm

Đơn giản và giảm nhẹ khối lượng công việc trong hạch toán.

Nhược điểm

Tuy nhiên, không kiểm soát thường xuyên lượng hàng, không có sự linh hoạt; ít phát hiện được sai sót; công việc kế toán, báo cáo bị dồn tập trung vào cuối kỳ.

Đối tượng áp dụng

Các công ty có nhiều loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán nhiều, liên tục (cửa hàng bán lẻ...).

>>>Tổng hợp nghiệp vụ liên quan đến mua hàng

3. Các phương pháp tính giá xuất kho hàng tồn kho

Căn cứ theo chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành tại Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính: Có 4 phương pháp để tính giá trị hàng tồn kho, cụ thể như sau:

Phương pháp tính giá hàng tồn kho theo giá đích danh

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa vào giá trị thực tế của từng loại hàng hoá mua vào, từng loại sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mã hàng hoặc hàng hóa ổn định và nhận diện được.

➨ Ưu điểm: 

Tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế và doanh thu thực tế phù hợp với nhau, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó;

➨ Nhược điểm: 

Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện chặt chẽ, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh ít chủng loại hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này.

Ví dụ: 

Công ty ABC có phát sinh nghiệp vụ sau:

- Tồn đầu T1/2021: 

  • Nguyên vật liệu A: 1.000kg, đơn giá 11.000 đồng/kg;
  • Nguyên vật liệu B: 500kg , đơn giá là 15.000đ/kg

- Ngày 05/01/2021: Nhập 3.000 kg nguyên vật liệu A, đơn giá 12.000 đồng/kg;

- Ngày 10/01/2021: 

  • Nhập kho NVL B: 2.000kg, đơn giá là 16.000đ/kg
  • Xuất kho NVL A: 2.000kg

-Ngày 15/01/2021: Xuất kho NVL B: 2.000kg

- Ngày 25/01/2021: Xuất 1.000 kg NVL B

➥ Như vậy: Giá trị xuất trong tháng 1/2021

-Trị giá xuất kho ngày 10/01 NVL A : 2.000 x 12.000= 24.000.000đ

- Trị giá xuất kho ngày 15/01 NVL B = 2.000 x 16.000 = 32.000.000đ

- Trị giá xuất kho ngày 25/01 = 1.000 x 12.000 = 12.000.000.

Phương pháp bình quân gia quyền

Theo phương pháp này, giá trị của mỗi mặt hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của mỗi mặt hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị mỗi mặt hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo kỳ hoặc sau mỗi lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.

  • Bình quân gia quyền cuối kỳ

Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng mỗi lần xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ lưu kho của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán căn cứ vào giá nhập vào, giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân. Dưới đây là công thức tính:

Đơn giá xuất kho bình quân cuối kỳ của mỗi mã hàng

=

∑ (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ)

 

∑ (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ)

 

➨ Ưu điểm: 

Đơn giản, gọn nhẹ, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ;

➨ Nhược điểm: 

Độ chính xác không cao, công việc dồn vào cuối kỳ gây ảnh hưởng đến các công việc khác của kế toán và chưa cung cấp kịp thời thông tin kế toán tại thời điểm phát sinh.

Ví dụ: 

Công ty cổ phần SIS Việt Nam có tình hình xuất nhập hàng hóa như sau:

- Tồn đầu T3/2021: Nguyên vật liệu X 3.000kg, đơn giá 2.000 đồng/kg;

- Ngày 05/03/2021: Nhập 9.000kg nguyên vật liệu X, đơn giá 1.800 đồng/kg;

➥ Như vậy:

- Đơn giá xuất kho của nguyên vật liệu X tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ:

Đơn giá xuất kho bình quân cuối kỳ của nguyên vật liệu X

=

(3.000 x 2.000 + 9.000 x 1.800)

(3.000 + 9.000)

 

=

1.850 đ/kg

Lưu ý: Trong doanh nghiệp có nhiều  loại hàng hóa (từ 2 mã hàng trở lên) thì phải thực hiện tính giá xuất kho riêng cho từng loại hàng.

  •  Bình quân gia quyền tức thời (bình quân gia quyền liên hoàn)

Theo phương pháp bình quân liên hoàn, khi nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá xong, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân của mã hàng đó. Công thức như sau:

Đơn giá xuất kho lần thứ n

=

∑ (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trước lần xuất thứ n)

 

∑ (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trước lần xuất thứ n)

 

➨ Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp bình quân cuối kỳ, vừa chính xác, vừa cập nhật được thường xuyên liên tục;

➨ Nhược điểm: Phương pháp này tốn nhiều công sức, phải tính toán nhiều lần. Do vậy, phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít mã hàng tồn kho, có hoạt động nhập xuất ít.

Phương pháp nhập trước, xuất trước (phương pháp FIFO)

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả thiết là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì xuất trước và trị giá hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện lần lượt cho đến khi chúng được xuất ra hết.

➨ Ưu điểm: 

Có thể tính được trị giá vốn hàng xuất kho ngay mỗi lần xuất kho, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các phần hành cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối xấp xỉ với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán phản ánh giá trị thực tế hơn.

➨ Nhược điểm: 

Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra dựa trên giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có từ trước nên không phù hợp với chi phí hiện tại của sản phẩm, vật tư, hàng hóa này.

Ví dụ: Công ty cổ phần SIS có phát sinh nghiệp vụ sau:

- Tồn đầu T2/2021: Nguyên vật liệu X 10.000kg, đơn giá 5.000 đồng/kg;

- Ngày 01/02/2021: Nhập 5.000kg nguyên vật liệu X, đơn giá 5.200 đồng/kg;

- Ngày 08/02/2021: Nhập 15.000kg nguyên vật liệu X, đơn giá 5.500 đồng/kg;

- Ngày 25/01/2021: Xuất 18.000kg nguyên vật liệu X.

➥ Trị giá xuất kho nguyên vật liệu X ngày 25/01 theo phương pháp FIFO

= 10.000 x 5.000 + 5.000 x 5.200 + 3.000 x 5.500

= 92.500.000.

Phương pháp nhập sau, xuất trước (phương pháp LIFO)

Áp dụng dựa trên giả thuyết hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì xuất trước,hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này, giá trị hàng xuất kho tính theo giá của lô hàng nhập lần sau cùng, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ.

➨ Ưu điểm: 

Có thể tính được trị giá vốn hàng xuất kho ngay mỗi lần xuất kho, vì vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các phần hành cũng như cho quản lý. Chi phí của lần mua gần nhất sát với giá vốn thực tế xuất kho, tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán.

➨ Nhược điểm: 

Trị giá vốn của hàng tồn kho còn lại cuối kỳ không phù hợp với thực tế.

Ví dụ: Công ty ABC, có phát sinh nghiệp vụ sau:

- Tồn đầu kỳ: Nguyên vật liệu X 10.000kg, đơn giá 5.000 đồng/kg;

- Ngày 05/01/2021: Nhập 5.000kg nguyên vật liệu X, đơn giá 5.200 đồng/kg;

- Ngày 15/01/2021: Nhập 15.000kg nguyên vật liệu X, đơn giá 5.500 đồng/kg;

- Ngày 25/01/2021: Xuất 18.000kg nguyên vật liệu X.

➥ Trị giá xuất kho nguyên vật liệu X ngày 25/01 theo phương pháp LIFO

= 15.000 x 5.500 + 3.000 x 5.200

= 98.100.000.

Qua bài viết trên, bạn đọc đã nắm rõ được các phương pháp kế toán hàng tồn kho và cách tính giá hàng tồn kho. Bên cạnh đó, phần mềm kế toán SIS sẽ hỗ trợ các kế toán viên dễ dàng hơn trong việc theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho chi tiết đến từng vật tư, hàng hóa trong nhiều kho. Liên hệ với chúng tôi để được trải nghiệm dùng thử miễn phí.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

 

Xem thêm các bài viết khác
  • 10 khoản thu nhập nào không tính thuế TNCN?
  • Phần mềm kế toán SIS MAC*HRM tích hợp chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
  • Nâng cao hiệu quả kiểm soát & quản lý hàng tồn kho trong ngành sản xuất nhôm, kim loại
  • Gián đoạn chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp ngành thương mại phân phối
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?