5 yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số doanh nghiệp
Chuyển đổi số là một trong những việc tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp cần phải thực hiện nếu muốn phát triển bền vững. Tuy nhiên không phải cứ hô hào là chuyển đổi số thì sẽ số hóa doanh nghiệp thành công. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về những yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số doanh nghiệp.
5 Yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số doanh nghiệp
1. Con người
Một trong những yếu tố quan trọng nhưng cũng là trở ngại lớn trên con đường chuyển đổi số của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần chú trọng đến các yếu tố sau:
Nhận thức
Bước đầu tiên trong giai đoạn chuyển đổi số là chuyển đổi nhận thức của con người. Mỗi một cá nhân trong tổ chức đều cần có sự nhận thức rõ được vai trò của chuyển đổi số cũng như nguyên nhân tại sao cần chuyển đổi số lúc này, nó mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp,..Người lao động phải nhận thức được rằng nếu họ không thay đổi, không chủ động nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận công nghệ mới thì sẽ không đáp ứng được công việc, từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức cũng như việc làm, thu nhập của chính bản thân người lao động.
Do đó, nhận thức là bước đầu quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình chuyển đổi số. Lãnh đạo và nhân viên phải thực sự thấu hiểu về chuyển đổi số và có thái độ quyết tâm thực hiện.
Kỹ năng
Đi đôi với chuyển đổi số thì công nghệ thông tin là không thể thiếu. Khoảng cách về kỹ năng công nghệ thông tin chính là đang ngăn cản nỗ lực đạt được thành công trong chuyển đổi số của các tổ chức.
Mỗi doanh nghiệp cần tự phát triển năng lực của nhân viên hiện tại, hạn chế thuê những người có sẵn kỹ năng, trình độ chuyên môn cao. Doanh nghiệp nên đầu tư vào những nhân viên trung thành, những người phù hợp với văn hóa và tin tưởng vào tầm nhìn của doanh nghiệp. Đồng thời, lãnh đạo, nhà quản lý cũng nên sẵn sàng ủng hộ những nhân viên có đóng góp những ý tưởng mới và sáng tạo.
Nếu nhân viên có thể sở hữu hoặc đóng vai trò chính trong một dự án chuyển đổi, thì dự án đó có nhiều khả năng tồn tại hơn vì nó quy trách nhiệm cho mọi người và có thể đóng vai trò như một động lực.
Văn hóa đổi mới
Từng cá nhân trong doanh nghiệp đều cần loại bỏ những thói quen “ ngại đổi mới ”, “ sợ thất bại ”. Thay vì mang những suy nghĩ tiêu cực, cản trở quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, mỗi nhân viên cần phải sẵn sàng cho việc hòa nhập với phương pháp làm việc mới, luôn mang cho mình tinh thần nghĩ ra cái mới để thay đổi.
2. Quy trình vận hành
Chuyển đổi số là thay đổi tư duy, thiết kế lại quy trình nghiệp vụ, thiết kế lại các quy chế nội bộ, các thiết kế này cần đòi hỏi luôn đặt con người vào vị trí trung tâm.
Các quy trình là một trong những đối tượng chuyển đổi số, theo đó nhà lãnh đạo cần giải quyết các vấn đề sau:
- Làm thế nào tự động hóa quy trình để giảm chi phí và cải thiện trải nghiệm của khách hàng?
- Làm thế nào chúng ta có thể số hóa nhanh chóng hàng loạt quy trình nhỏ hoặc vừa?
- Làm thế nào để tối ưu hóa tất cả các yếu tố trong chuỗi cung ứng của mình, tích hợp hiệu quả các yếu tố này bằng hạ tầng số?
- Doanh nghiệp có tích hợp thông tin trên tất cả các nguồn, nội bộ và bên ngoài và tận dụng tối đa sức mạnh dự đoán của dữ liệu lớn và phân tích nâng cao không?
- Doanh nghiệp có các quy trình và biện pháp kỹ thuật để thúc đẩy chuyển đổi số, cũng như các công cụ để đảm bảo việc quản lý thành công các dự án, sáng kiến chuyển đổi số không?
3. Lãnh đạo và chiến lược
Chuyển đổi số không chỉ là vấn đề về công nghệ mà còn là câu chuyện của các nhà lãnh đạo và chiến lược đề ra. Lãnh đạo cần đưa ra tầm nhìn rõ ràng và đảm bảo chắc chắn việc chuyển đổi số được đặt lên ưu tiên hàng đầu và là trung tâm của chiến lược công ty, tích hợp và đưa việc chuyển đổi số vào tất cả các kế hoạch hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Sử dụng công nghệ để nâng cao độ tin cậy và đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng. Đảm bảo nội dung và thông tin liên lạc của bạn phù hợp với nền tảng để các thay đổi thuật toán không ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.
4. Khách hàng
Mục đích cuối cùng là để doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận nhất. Một trong những yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là đáp ứng những nhu cầu của khách hàng. Khách hàng chính là những người được hưởng hưởng lợi từ những chuyển đổi số đó. Trải nghiệm của khách hàng có thuận tiện, dễ dàng hay không là do dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Khách hàng ngày nay yêu cầu được công nhận trên mọi kênh, dù trực tuyến hay ngoại tuyến. Họ không quan tâm đến việc họ đang giao dịch với bộ phận nào của công ty, đối với họ, chỉ có một thương hiệu.
Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý và đặt ra những câu hỏi nhằm thấu hiểu khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ trong quá trình chuyển đổi số như:
- Kỳ vọng và sở thích của khách hàng trên tất cả các phân khúc và thị trường là gì?
- Hành trình của khách hàng nào là quan trọng, khách hàng đưa ra quyết định như thế nào và tại sao?
- Hành vi của khách hàng thay đổi như thế nào trong môi trường số?
- Giá trị của khách hàng có phải là trung tâm của mọi chiến lược và mô hình kinh doanh không?
- Mọi bộ phận của doanh nghiệp có hướng khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động không? Doanh nghiệp làm gì để đảm bảo rằng luôn đặt khách hàng làm trung tâm trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh?
- Làm thế nào để doanh nghiệp xử lý linh hoạt với các phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng trong thời gian thực?
- Làm cách nào để tìm ra giá trị phân khúc và sự hài lòng khác nhau như thế nào để tập trung vào các phân khúc ưu tiên?
5. Nền tảng công nghệ
Nền tảng công nghệ là những công cụ hỗ trợ việc chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn. Từ việc tận dụng trí thông minh nhân tạo, khai thác dữ liệu lớn, nắm lấy các nền tảng phù hợp, lựa chọn được công cụ phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng hơn.
Hiện nay, những công nghệ số đã trở thành nền tảng cho những đổi mới gần đây trên toàn thế giới và về quản trị, chính sách và quy trình có thể kể đến như: AI, phân tích dự báo, robot và tự động hóa, IoT, Big Data, blockchain.
Doanh nghiệp, tổ chức cần lựa chọn được những công nghệ phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp.
6. Kết luận
Chuyển đổi số là một con đường phải đi đối với mọi tổ chức, đòi hỏi phải kết hợp hài hòa các yếu tố: con người, công nghệ, quy trình.
Nhằm thích ứng, đón đầu những nhu cầu liên tục tăng lên về dữ liệu, trải nghiệm và kênh kỹ thuật số. Các doanh nghiệp phải xây dựng, áp dụng những ứng dụng phần mềm mới với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết.
Đồng hành với các doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi số, S.I.S Việt Nam cho ra mắt các giải pháp phần mềm quản trị tổng thể, phần mềm kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của nhiều doanh nghiệp, liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí qua Hotline: 0912.210.210 hoặc đăng ký tại:
« TƯ VẤN MIỄN PHÍ » |