Kinh doanh dịch vụ giặt là cần lưu ý những gì?

Những năm gần đây, kinh doanh dịch vụ giặt là đang dần trở nên thịnh hành hơn. Theo nghiên cứu, các dịch vụ như giặt là, làm tóc, làm đẹp, các dịch vụ mua sắm online vẫn phát triển bền vững sau đại dịch Covid 19. Chính điều này mà dịch vụ giặt là được nhiều người lựa chọn kinh doanh. Tuy nhiên, bạn mới bắt đầu kinh doanh dịch vụ giặt là thì hãy lưu ý những điều sau để hoạt động kinh doanh được tốt nhất. 

Kinh doanh dịch vụ giặt là cần lưu ý những gì?

Kinh doanh dịch vụ giặt là cần lưu ý những gì?

1. Có những loại hình kinh doanh giặt là hiện nay? 

1.1. Xưởng giặt là

Nếu bạn đang có ý định kinh doanh dịch vụ giặt là với số lượng đồ giặt lớn có thể lên đến vài trăm kilogam đến hàng tạ vãi mỗi ngày thì mở một xưởng giặt là công nghiệp là lựa chọn phù hợp nhất cho bạn. 

  • Ưu điểm:

- Có tính ổn định cao với các khách hàng tiềm năng như khách sạn, bệnh viện,..

- Doanh thu cao, không mất thêm các chi phí về quảng bá mà chủ yếu xây dựng danh sách khách hàng theo các mối quan hệ.

  • Nhược điểm: 

- Cần số vốn đầu tư lớn, địa điểm phù hợp 

- Cần nhiều nhân sự, đầu tư các dịch vụ giao hàng bằng xe vận tải lớn chuyên dụng chở  các khối lượng đồ lớn.

- Phải giao hàng đúng giờ vì khách hàng là các nhà đầu tư kinh doanh dịch vụ

- Chi phí bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa rất lớn.

1.2.  Tiệm giặt, cửa hàng giặt là

Nếu bạn muốn kinh doanh dịch vụ giặt là với chi phí đầu tư không quá lớn thì nên mở một cửa hàng giặt là chính là. So với xưởng giặt là thì tiệm giặt có quy mô nhỏ hơn và khối lượng giặt trong một ngày cũng ít hơn nhưng lại đang phổ biến nhất trong các loại hình kinh doanh giặt là

  • Ưu điểm: 

- Chi phí đầu tư không quá lớn

- Máy móc trang thiết bị tùy chọn

  • Nhược điểm: 

- Thiết bị có công suất nhỏ thiên dành cho hộ gia đình nên tính ổn định và độ bền không cao

- Không sở hữu chế độ bảo trì, bảo dưỡng đúng quy chuẩn từ nhà cung cấp

- Khả năng tiêu thụ 800kw đến 100kw mỗi lần giặt

1.3. Giặt sấy tự động

Cuối cùng là loại hình được áp dụng nhiều nhất tại các quốc gia phát triển là mô hình giặt là tự động. Điều đặc biệt ở đây là các đơn vị kinh doanh sẽ không cần phải làm gì cả chỉ cần cung cấp thiết bị và dịch vụ tốt khách hàng sẽ tự đến sử dụng máy giặt để giặt đồ và chờ lấy đồ.

  • Ưu điểm: 

- Khả năng vận hành 24/24, tiết kiệm năng lượng, sử dụng công nghệ vượt trội

- Cách thức vận hành đơn giản, dễ dàng sử dụng và thao tác hơn

- Tuổi thọ các thiết bị cao từ  5 – 10 năm

- Dễ dàng tích hợp các bộ quản lý thanh toán giúp nhà đầu tư dễ dàng quản lý doanh thu

  • Nhược điểm:  Chi phí đầu tư ban đầu ở mức trung bình, cao gấp khoảng 3 lần đầu tư máy giặt gia đình

Nếu bạn đang có ý định kinh doanh dịch vụ giặt là thì nên tìm hiểu rõ các loại hình, tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu hiện tại bạn nên cân nhắc lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp.

2.  Các bước cần làm khi kinh doanh dịch vụ giặt là

2.1. Nghiên cứu thị trường

Trước khi bắt tay vào việc mở tiệm giặt là bạn cần phải có sự hiểu biết nhất định về thị trường này. Thông qua quá trình quan sát và phân tích thị trường sẽ giúp bạn xác định ra đối tượng khách hàng bạn muốn hướng đến là ai, cách thức hoạt động của các đối thủ cạnh tranh như thế nào và từ đó đưa ra cơ hội cũng thách thức mà bạn sẽ gặp. 

Từ các thông tin tổng hợp được từ việc nghiên cứu, việc bạn cần làm là bạn phải xác định được bạn muốn kinh doanh giặt là quy mô nhỏ hay kinh doanh giặt là quy mô lớn? Sau khi đã xác định được thì hãy nên tham khảo các bước dưới đây, như vậy sẽ giúp ích cho bạn hơn.

2.2. Lập kế hoạch

Sau khi bạn đã tìm hiểu kỹ về thị thường và xác định rõ quy mô mà bạn muốn hướng đến thì tiếp đến, bạn cần phải có một kế hoạch cụ thể chi tiết cho chiến dịch mở tiệm giặt là đó, lên các ngân sách, vị trí đặt , các đồ dùng, cách PR tiệm giặt đến khách hàng làm sao có thể đem về lượng khách hàng lớn và lợi nhuận lớn sau khi mở.

2.3. Lựa chọn địa điểm giặt là 

Vị trí của cửa hàng là yếu tố rất quan trọng quyết định việc kinh doanh thành công. Vì thế bạn nên chọn một vị trí tập trung nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng, khu có mật độ dân đông như chung cư, khu tập thể. Ngoài ra nên tìm mặt bằng có lưu lượng người qua lại đông, có chỗ đậu xe và dễ dàng tìm thấy.

2.4. Chọn mua máy phù hợp

Đây không phải là một trong những bước đơn giản mà đây là khâu khá khó khăn với những ai ban đầu kinh doanh tiệm giặt là. Khi lựa chọn loại máy, bạn cần phải đảm bảo rằng các loại máy đó hoạt động tốt, tiết kiệm điện, nước, không bị rò rỉ nước và gây tiếng ồn lớn khi giặt.

2.5. Lập kế hoạch marketing

Trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, muốn được kinh doanh hiệu quả và tiếp cận được nhiều khách hàng thì cũng cần phải có kế hoạch marketing cụ thể. Bạn cần lên kế hoạch cho việc setup cửa hàng  và  tạo sự hiện diện xung quanh để thu hút vì bạn sẽ không thể duy trì hoạt động kinh doanh giặt là hiệu quả nếu khách hàng không biết đến bạn.

2.6. Thuê nhân viên

Bước cuối cùng là thuê nhân sự. Nhân viên là điều rất quan trọng để xác định cửa hàng của bạn có thành công hay không? Vì nếu tiệm giặt là của bạn không được duy trì, quản lý tốt, sẽ rất khó để giữ chân khách hàng cũ và tiếp cận các khách hàng mới. Quản lý nhân sự cũng là một vấn đề đáng quan tâm. 

Qua bài viết trên, bạn đã nắm được cơ bản những thông tin cần lưu ý khi bắt đầu kinh doanh dịch vụ giặt là. Để vận hành kinh doanh được tốt nhất, bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý nhằm nắm bắt và kiểm soát được tình hình kinh doanh dịch vụ dễ dàng nhất.

3. Phần mềm quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giặt là

Phần mềm quản trị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giặt là của S.I.S được thiết kế tinh gọn, giao diện thân thiện với người dùng. Quản lý chặt chẽ đơn hàng từ khâu tiếp nhận, quản lý trạng thái đơn hàng, giao hàng cho khách cho đến thống kê doanh thu.

Một số khó khăn khi chưa áp dụng phần mềm:

  • Không thể quản lý quy trình: từ nhận hàng, đóng hàng, trả hàng của khách hàng
  • Khó khăn trong việc quản lý thông tin khách hàng: Tên, địa chỉ, số điện thoại, chiết khấu
  • Quản lý tiền đặt cọc, thanh toán công nợ bị sai sót
  •  Khó khăn trong việc quản lý nhiều mặt hàng theo mã, tên, giá dịch vụ
  • Không thể quản lý chi tiết các yêu cầu của khách hàng: giao hàng tận nhà, giao hàng tại cửa hàng
  • Gặp rắc rối trong việc tính toán hoạt động sản xuất
  • Không thể hợp nhất dữ liệu của các cửa hàng giặt là với văn phòng chính 

Các điểm nổi bật của phần mềm quản trị SIS dành cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giặt là

  • Tối ưu hóa các công việc, tự động hóa các quy trình giặt là
  • Quản lý thông tin khách hàng đầy đủ, rõ ràng, dễ dàng tìm kiếm bằng tên, sđt
  • Tính % chiết khấu theo từng mặt hàng
  • Tự động chuyển thông tin từ phiếu nhận hàng sang phiếu đóng hàng khi quá trình giặt là hoàn tất
  • Cho phép khai báo ca nhân viên làm việc 
  • Hạch toán các khaorn chi phí phát sinh
  • Hệ thống báo cáo đa dạng thông minh: Bảng kê dịch vụ giặt là, báo cáo tổng hợp doanh số, báo cáo thu tiền nhân viên theo ca

Để nhận tư vấn về phần mềm quản lý phù hợp cho doanh nghiệp giặt là, hãy liên hệ với chúng tôi theo các phương thức:

Xem thêm các bài viết khác
  • NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
  • Quản lý hàng tồn kho nằm ngoài kiểm soát của doanh nghiệp sản xuất dược
  • Kiểm soát hóa đơn đầu vào hiệu quả: Tăng cường quản lý tài chính cho doanh nghiệp
  • Những điều cần biết về vòng quay vốn lưu động
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?