Giải quyết khó khăn về kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp sản xuất nhựa
Sản xuất nhựa là một trong những lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế. Sản phẩm của ngành này là nguyên vật liệu của rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Chính vì vậy mà nhựa cũng dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Thế nhưng, nhu cầu sử dụng sản phẩm nhựa ngày càng tăng thì mối lo ngại về chất lượng, độ an toàn của hàng hóa cũng nhiều hơn. Các doanh nghiệp sản xuất nhựa đang gặp trở ngại trong khâu kiểm soát chất lượng. Cùng SIS Việt Nam tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục khó khăn của ngành này nhé.
1. Vai trò của kiểm soát chất lượng trong sản xuất nhựa
Một khi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa thì chắc hẳn doanh nghiệp nào cũng sẽ biết đến vai trò của kiểm soát chất lượng. Nó thực chất là quá trình đảm bảo cho các sản phẩm đáp ứng đúng, đủ tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật. Cụ thể:
Kiểm soát chất lượng có vai trò quan trọng với ngành sản xuất nhựa
- Giúp đảm bảo các quy trình sản xuất luôn được nhất quán, sản phẩm làm ra đảm bảo đúng thông số, kỹ thuật theo các quy định và mục đích sử dụng chung.
- Đảm bảo cho sản phẩm đảm bảo về sự an toàn cho người sử dụng, không gây ô nhiễm cho môi trường chung.
- Kiểm soát chất lượng bao gồm giám sát, kiểm tra sản phẩm ở các khâu khác nhau trong cả quy trình sản xuất, từ nhập nguyên liệu thô đến thành phẩm hoàn chính, giúp phát hiện sớm các vấn đề sai sót và xử lý kịp thời.
- Giúp tránh lãng phí, nâng cao hiệu quả bằng việc phát hiện sớm các vấn đề và đưa ra phương án xử lý nhanh trước khi nó gây ra thiệt hại nặng nề.
- Khi kiểm soát chất lượng tốt sẽ đem đến sản phẩm hoàn hảo, giúp củng cố niềm tin cho khách hàng về thương hiệu bằng cách đáp ứng các mong cầu của họ.
SIS cho rằng, việc kiểm soát chất lượng trong ngành sản xuất nhựa rất quan trọng. Bởi bản thân ngành này đã khá nhạy cảm về độ an toàn và khả năng gây ô nhiễm cho môi trường. Thêm vào đó, doanh nghiệp lại phải đối mặt với vô số thương hiệu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Nếu khâu kiểm soát chất lượng được thực tốt sẽ giúp cho việc kinh doanh của đơn vị tốt hơn, góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả.
2. Hiểu rõ tầm quan trọng trong kiểm soát chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng
Việc đi đúng hướng kinh doanh trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay là điều vô cùng quan trọng. Nó khiến cho doanh nghiệp không bị chệch hướng và sai lầm.
Hiểu rõ vai trò của kiểm soát chất lượng giúp doanh nghiệp phát triển
Đối với ngành sản xuất nhựa, quy trình để làm ra sản phẩm rất phức tạp và đòi hỏi đáp ứng yêu cầu khắt khe nhất. Vì vậy bạn cần phải nắm được các điểm chính giúp hiểu rõ tầm quan trọng của kiểm soát chất lượng với sản xuất nhựa.
Giúp đảm bảo tính nhất quán của sản phẩm
Vấn đề kiểm soát chất lượng trong doanh nghiệp sản xuất nhựa sẽ giúp nhất quán các thông số kỹ thuật cần thiết. Mỗi một sản phẩm phân phối ra thị trường thì đều được đảm bảo về chất lượng, hiệu suất, mức độ an toàn.
Không chỉ vậy, kiểm soát chất lượng còn được thực hiện ngay từ khâu đầu vào (nguyên liệu thô) đến quá trình sản xuất, kiểm tra sản phẩm. Nó sẽ giúp cho cho sản phẩm đạt sự nhất quán về chất lượng.
Giảm lãng phí, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Một vài sản phẩm lỗi có thể không đem đến ảnh hưởng cho doanh nghiệp vì nó vẫn nằm trong kế hoạch sản xuất. Thế nhưng nếu sản phẩm lỗi cả một dây truyền hoặc không may sản phẩm đó lọt ra thị trường, gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Việc đối mặt đến đền bù và kiện tụng sẽ khiến cho đơn vị vừa mất tiền vừa mất danh tiếng.
Thế nhưng, bằng cách phát hiện sớm vấn đề trong quá trình sản xuất sẽ giúp điều chỉnh và đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng thông số kỹ thuật, giảm nhu chi phí, thời gian làm lại, hạn chế sản phẩm kém chất lượng. Từ đó, doanh nghiệp sản xuất còn giảm thiểu rủi ro thu hồi sản phẩm của mình trên thị trường.
Đảm bảo an toàn, tuân thủ
Như đã nói sản phẩm của ngành sản xuất nhựa được ứng dụng vô cùng rộng rãi, đặc biệt trong ngành y tế, thực phẩm, ô tô. Việc kiểm soát chất lượng tốt sẽ đảm bảo sản phẩm an toàn, tuân thủ tiêu chuẩn riêng từng ngành trước khi cung cấp ra thị trường.
Ví dụ như: Sản phẩm nhựa trong y tế sẽ có những tiêu chuẩn khắt khe về tương thích sinh học, an toàn. Còn bao bì nhựa thực phẩm lại phải đảm bảo vệ sinh và thời gian sử dụng.
Đảm bảo được sự hài lòng của khách hàng
Lấy được niềm tin của khách hàng sẽ giúp hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn. Mà điều này sẽ phụ thuộc phần lớn vào khâu kiểm soát chất lượng. Sản phẩm làm ra đáp ứng được mong cầu của người sử dụng sẽ khiến họ tin tưởng, yêu thích sản phẩm và thương hiệu của bạn hơn.
Hiểu được tầm quan trọng của kiểm soát chất lượng ngành sản xuất nhựa sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức, trách nhiệm với mọi hoạt động và sản phẩm của mình hơn. Thế nhưng, bài toán đặt ra ở đây chính là những khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp sẽ đối mặt trong khẩu kiểm soát chất lượng. Cùng theo dõi tiếp ở nội dung phần sau nhé.
3. Thách thức của doanh nghiệp sản xuất nhựa trong kiểm soát chất lượng
Thách thức trong vấn đề kiểm soát chất lượng
- Nguyên liệu thô không đồng nhất: Nguyên liệu thô là một thách thức lớn của các đơn vị sản xuất. Bởi họ hiểu rằng có rất nhiều nguyên liệu khác nhau và nó có thể khác nhau về chất lượng, thành phần.
- Những thay đổi trong khâu sản xuất: Thay đổi trong quá trình sản xuất phải kể đến nhiệt độ, độ ẩm, các yếu tố về môi trường hoặc lỗi thiết bị, lỗi người vận hành. Những lỗi này có thể dẫn đến chất lượng sản phẩm không đảm bảo.
- Hiệu chuẩn và bảo trì thiết bị: Thiết bị không được hiệu chuẩn hoặc bảo trì đúng cách sẽ dẫn đến những thay đổi trong quá trình sản xuất và chất lượng thành phẩm.
- Kiểm tra thử nghiệm: Đây là khâu cuối cùng khi đưa sản phẩm ra thị trường. Nếu kiểm tra thử nghiệm không nhất quán với khâu sản xuất sẽ rất khó để đưa ra thành phẩm hoàn hảo.
4. Giải quyết vấn đề kiểm soát chất lượng trong doanh nghiệp sản xuất nhựa
Toàn bộ nội dung trên đã cho bạn thấy rõ về tầm quan trọng của kiểm soát chất lượng sản xuất nhựa. Nó có những tác động trực tiếp đến doanh thu và thương hiệu của đơn vị. Vậy để giải quyết khó khăn trong vấn đề này, doanh nghiệp cần gì?
Giải quyết khó khăn bằng phần mềm ERP
Phần mềm SIS ERP cung cấp tính năng “Kiểm soát chất lượng” sẽ hỗ trợ đơn vị sản xuất nhựa khắc phục khó khăn, gia tăng hiệu quả và giảm thời gian, chi phí. Tính năng này giúp đảm bảo thành phẩm sản xuất một cách nhất quán, đáp ứng tiêu chuẩn, quy định riêng của ngành và sự mong đợi từ khách hàng. Bên cạnh đó nó còn giúp kiểm tra chất lượng các quy trình từ đầu vào đến đầu ra một cách nhất quán.
Kiểm soát chất lượng trong doanh nghiệp sản xuất nhựa sẽ cung cấp các chức năng:
Quản lý IQC
- Có phiếu yêu cầu kiểm tra chất lượng đầu vào.
- Phiếu kiểm tra chất lượng đầu vào.
- Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào bằng nhiều phương pháp phù hợp (kiểm đếm, đo đạc, thử mẫu).
- Báo cáo nguyên vật liệu không phù hợp, các lỗi phát sinh, xác định đúng lỗi và đưa ra phương án xử lý. Từ đó giúp cho quá trình làm báo cáo đánh giá chất lượng đầu vào.
Quản lý PQC
- Cung cấp phiếu yêu cầu kiểm tra, phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm đã hoàn thành, bán thành phẩm trên dây chuyển bằng các phương pháp.
- Cung cấp biên bản hủy sản phẩm lỗi.
- Cung cấp biên bản hủy sản phẩm sản xuất để ghi nhận kết quả kiểm tra chất lượng.
Quản lý OQC
- Cung cấp phiếu yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra.
- Phiếu kiểm tra chất lượng đầu ra.
- Phiếu bán hàng bị trả lại, giúp cập nhật hàng hóa lỗi được phản ánh từ khách hàng.
- Báo cáo bán hàng bị trả lại, thống kê chi tiết sản phẩm lỗi để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời.
Chỉ bằng phần mềm SIS ERP đã giúp cho cả doanh nghiệp sản xuất nhựa giải quyết được trở ngại trong khâu kiểm soát chất lượng. Vừa nâng cao hiệu quả, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian lại tăng cường sự “bền vững”. Bởi vì chất lượng hàng hóa tốt, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần bảo vệ môi trường.
Kết luận
Như vậy bài viết trên đây bạn đã cùng SIS tìm hiểu xong về khó khăn, thách thức, tầm quan trọng và cách xử lý bài toán kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp sản xuất nhựa. Để phát triển một cách bền vững thì doanh nghiệp cần phải có phương án xử lý hiệu quả, tinh gọn và tiết kiệm nhất.