Biên bản bàn giao công việc là gì? Nội dung bao gồm những gì?

Biên bản bàn giao công việc thường được dùng khi người lao động nghỉ việc vì một số lý do như: thai sản, chuyển công tác,... Vậy mục đích của biên bản bàn giao công việc là gì? Nội dung của loại biên bản bàn giao này bao gồm những gì? bài viết dưới đây của S.I.S sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại biên bản này.

1. Biên bản bàn giao công việc là gì?

Biên bản bàn giao công việc là loại giấy tờ mà người lao động bắt buộc phải viết và nộp trước khi nghỉ thai sản, nghỉ việc hay thuyên chuyển công tác, việc thực hiện biên bản sẽ giúp quá trình nghỉ việc hoặc chuyển việc của người lao động trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Người bàn giao sẽ thống kê và rà soát lại tất cả những công việc mình đã thực hiện hay được phân công mà đang làm dở cũng như thống kê các loại tài liệu, dụng cụ, thiết bị… mà bản thân đã sử dụng trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp đó. Qua đó, người nhận bàn giao có thể nắm bắt một cách nhanh chóng, rõ ràng hơn về công việc mà mình tiếp nhận.

Những nội dung cần có của biên bản bàn giao công việc

Những nội dung cần có của biên bản bàn giao công việc

2. Mục đích của biên bản bàn giao công việc

Việc thực hiện biên bản bàn giao công việc sẽ giúp doanh nghiệp và người lao động trong quá trình xử lý, tiếp tục quá trình làm việc nhanh chóng và đơn giản nhất, cụ thể nó giúp:

– Doanh nghiệp thống kê lại toàn bộ những giấy tờ, công văn, sở sách, tài liệu các dụng cụ làm việc có liên quan đến chức vụ của người sắp nghỉ việc, thống kê lại toàn bộ những công việc mà nhân viên đã làm hoặc đang làm dở.

– Biên bản bàn giao công việc sẽ phân rõ trách nhiệm của người bàn giao đối với người nhận bàn giao, những người bàn giao sẽ chịu trách nhiệm về những số liệu, công việc đã làm hoặc đang làm đến thời điểm bàn giao. Người nhận bàn giao sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm về công việc các hồ sơ và sổ sách khi được nhận bàn giao.

– Việc bàn giao đúng quy định, còn thể hiện trách nhiệm với công việc của người lao động, dù sắp nghỉ việc nhưng vẫn làm hết trách nhiệm của bản thân, giao lại công việc cho người kế nhiệm một cách cẩn thận và chu đáo để không gây ảnh hưởng đến công ty.

– Bảo vệ quyền lợi cho cả người nhận bàn giao và người bàn giao, tránh được một số trường hợp rắc rối có thể phát sinh trong quá trình nghỉ việc.

– Việc bàn giao công việc không chỉ giúp người lao động thực hiện theo đúng hợp đồng lao động đồng thời còn thể hiện cá nhân là người có trách nhiệm và tuân thủ kỷ luật mà còn là sự giúp đỡ lớn lao dành cho người nhận bàn giao kế nhiệm vị trí.

3. Nội dung của biên bản bàn giao công việc

Tùy từng lý do, mục đích của bàn giao công việc, mà từ đó mỗi doanh nghiệp, tổ chức sẽ có những mẫu biên bản bàn giao công việc khác nhau để phù hợp với tình hình thực tế của mỗi đơn vị. Tuy nhiên, về cơ bản biên bản bàn giao công việc cần phải đảm bảo những nội dung cơ bản dưới đây:

- Thông tin chi tiết về người bàn giao và người nhận bàn giao: họ và tên, mã nhân viên, chức vụ làm việc, bộ phận làm việc của người đó

- Thời gian ngày tháng, địa điểm thực hiện bàn giao

- Lý do phải lập Biên bản bàn giao công việc, người bàn giao ghi rõ lý do chính đáng

- Nội dung bàn giao: cho biết những công việc bàn giao và những tình hình thực hiện công việc đó, đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Nội dung bao gồm: công cụ, dụng cụ, tài khoản, tài liệu đã được cấp và tình hình thực hiện công việc (hồ sơ, sổ sách, số liệu, tình trạng, mức độ hoàn thành,…)

- Hai bên thực hiện ký xác nhận các thông tin bàn giao (cần thiết có cả chữ ký và xác nhận của người làm chứng)

Lưu ý: Thông thường sau khi thực hiện ký kết xong biên bản bàn giao công việc giữa các bên thì biên bản này sẽ được in thành 02 bản. Mỗi bên giữ một bản nhằm làm cơ sở, chứng cứ khi có xảy ra tranh chấp không đáng có.

4. Mẫu biên bản bàn giao công việc

Hiện nay có rất nhiều mẫu biên bản bàn giao, tùy vào mục đích mà biên bản bàn giao công việc có đặc điểm khác nhau. Dưới đây là một số mẫu biên bản bàn giao phổ biến:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do –Hạnh Phúc

 

 BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG VIỆC

Hôm nay, ngày…..tháng…….năm 20…., tại Công ty……………………………………chúng tôi gồm:

Bên bàn giao:

Ông/bà:..................................................................................................................................

Chức danh: Nhân viên………………………………, Phòng/Bộ phận: …………………………

Bên nhận bàn giao:

Ông/bà:...................................................................................................................................

Chức danh: Nhân viên………………………………Phòng/Bộ phận:.......................................

Lý do bàn giao công việc:....................................................

Cùng tiến hành bàn giao công việc với nội dung như sau:

BÀN GIAO CÔNG VIỆC

STT

Nội dung công việc

Người nhận

1

….

2

….

3

….

BÀN GIAO TÀI LIỆU HỒ SƠ

STT

Mã hồ sơ, tài liệu

Tên hồ sơ,

tài liệu

Số lượng

Tình trạng

Vị trí đề hồ sơ, tài liệu

1

2

3

 

Người bàn giao cam đoan rằng toàn bộ nội dung công việc đang thực hiện đã được bàn giao đầy đủ. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ một bản.

 

Người bàn giao

( Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Người nhận bàn giao

( Ký, ghi rõ họ và tên)



Trên đây S.I.S đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết về biên bản bàn giao công việc.  Hãy đón đọc những tin tức khác của S.I.S Việt Nam để cập nhật những tin tức mới nhất tại website: sis.vn

Xem thêm các bài viết khác
  • 10 dấu hiệu cho thấy công ty đang cần sử dụng giải pháp ERP
  • Cách xử lý khi phần mềm SIS bị Kaspersky xóa file
  • Tập huấn Hộ Kinh doanh tại Tiên Lữ, Hưng Yên về các Thông tư mới và công cụ phần mềm hỗ trợ
  • Chi tiết về 9 phân hệ của ERP mà doanh nghiệp cần biết
  • Ý kiến đóng góp của bạn

    Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?