Gắn kết khách hàng và doanh nghiệp trong ngành kinh doanh, phân phối dược
Khách hàng luôn được coi là trung tâm của các doanh nghiệp kinh doanh phân phối dược. Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, tối tác sẽ giúp cho đơn vị đó đạt doanh số kỳ vọng, mở rộng quy mô hoạt động của mình. Vậy làm thế nào để mối quan hệ này luôn bền chặt, khăng khít, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt ở thời điểm hiện tại và tương lai? Cùng SIS tìm hiểu cách xử lý trong bài viết sau nhé.
1. Khách hàng là trung tâm, kim chỉ nam của doanh nghiệp kinh doanh phân phối dược
Lấy khách hàng làm trung tâm luôn là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp kinh doanh và phân phối dược hoạt động. Bởi các động thái của khách hàng như: Phản hồi về sản phẩm, thay đổi sở thích, thay đổi nhu cầu,… sẽ kéo theo chiến lược và phương hướng kinh doanh của các đơn vị cũng thay đổi.
Thế nhưng vấn đề này chỉ giới hạn ở việc tiếp thị sản phẩm. Đa phần chiến lược của công ty kinh doanh phân phối dược vẫn đang tập trung nhiều về sản phẩm. Đặc biệt khách hàng cũng không có cái nhìn đồng đều về doanh nghiệp, mua hàng theo cảm tính. Mà ngược lại phía doanh nghiệp cũng chỉ có cái nhìn rời rạc về khách hàng, bởi thông tin cung cấp “3 Không” – Không trực quan, không đầy đủ, không kịp thời.
Khi xét trong bối cảnh như hiện tại nếu phía doanh nghiệp không thay đổi cách tiếp cận khách hàng, không chăm sóc cho mối quan hệ này thì sẽ rất khó cạnh tranh được với đơn vị khác. Đặc biệt, khi thu thập thông tin của đối tượng khách hàng tiềm năng không chính xác sẽ khiến cho phương hướng thay đổi và đem lại nhiều hậu quả nặng nề.
2. Những hậu quả mà doanh nghiệp cần phải gánh khi rạn nứt mối quan hệ với khách hàng
Đơn vị kinh doanh phân phối dược sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề khi không có mối quan hệ thân thiết với khách hàng, đặc biệt là về kinh tế và mức độ uy tín. Cụ thể như sau:
Chiến lược, phương hướng kinh doanh sai
Một khi không nắm bắt được xu hướng, hành trình của khách hàng không tốt, doanh nghiệp không có những phải hồi, không chăm sóc kịp thời sẽ dẫn đến các số liệu sai. Từ đó nhà quản lý đưa ra phương hướng, chiến lược cũng không chính xác. Điều này có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đơn vị kinh doanh phân phối dược, vừa tốn tài nguyên, nhân sự, thời gian mà sản lượng bán cũng không cao.
Thương hiệu bị ảnh hưởng nặng nề
Đương nhiên việc khách hàng chuyển từ thương hiệu này sang sử dụng sản phẩm thương hiệu khác là chuyện xảy ra thường xuyên trên thị trường. Thế nhưng, điều đáng nói ở đây lại là những đánh giá không tốt trên các nền tảng, sự khó chịu khi phải chờ đợi, phàn nàn khi sản phẩm không đúng ý, không được coi là trung tâm,… Tất cả những vấn đề đó xuất phát từ phía doanh nghiệp khi không đáp ứng kịp thời nhu cầu, không hiểu rõ khách hàng của mình cần gì và muốn gì. Từ đó phần nào thương hiệu của bạn sẽ “xấu” đi trong mắt khách hàng mới.
Giảm doanh thu đáng kể
Mối quan hệ khách hàng và doanh nghiệp không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của đơn vị đó. Điều này cũng khá dễ hiểu, thử đặt trường hợp bạn là người mua, nếu bạn không hài lòng về cách phục vụ, về chất lượng của một cửa hàng thì chắc chắn sẽ không có lần sau bạn quay lại đó. Với đơn vị kinh doanh phân phối dược, khách hàng là người trực tiếp mua sản phẩm, nếu một lượng lớn người dùng không mua nữa sẽ khiến doanh số tụt sâu và giảm doanh thu của tháng đó, năm đó. Nếu vấn đề này không được khắc phục thì tình trạng này còn kéo dài, khiến cho các nhà lãnh đạo cũng phải đau đầu.
3. Khắc phục sự cố trên bằng tính năng quản trị quan hệ khách hàng của SIS ERP
Để khắc phục tình trạng rạn nứt mối quan hệ với khách hàng trên doanh nghiệp không chỉ cần thay đổi cách chăm sóc tiếp cận khách hàng mà còn phải nắm được đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin về khách hàng. Mà để giải quyết tốt nhất cho vấn đề này doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm SIS ERP ngành. Theo đó, phần mềm này sẽ cung cấp tính năng “Quản trị quan hệ khách hàng”, giúp cho doanh nghiệp kinh doanh phân phối dược phát triển mối quan hệ tiên tiến và liền mạch với khách hàng của họ.
Không chỉ vậy, tính năng này còn cung cấp một nền tảng duy nhất, tập trung để tiện theo dõi, quản lý và phản hồi khách hàng. Đồng thời nó cũng giúp cho doanh nghiệp chăm sóc khách hàng thuận tiện hơn, cụ thể: Với tính năng quản trị quan hệ khách hàng sẽ giúp bạn thu thập đầy đủ thông tin thực về nhu cầu, sở thích, khách hàng tiềm năng, khách hàng theo tuyến, thông báo về phản hồi của khách hàng, lịch sử mua hàng, đơn hàng, báo giá, hợp đồng,… Dựa vào những dữ liệu quan trọng này, vấn đề phản hồi, chăm sóc khách hàng sẽ cải thiện, không còn tình trạng thiếu sót hay không chuyên nghiệp.
Từ đó, khách hàng có cảm giác được quan tâm, được là trung tâm, tạo sự thiện cảm đặc biệt ở khâu dịch vụ. Nhờ vậy mối quan hệ đôi bên cải thiện, đi theo chiều hướng tốt lên, giúp doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng và tăng doanh thu trong tương lai.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây bạn đã cùng SIS tìm hiểu và giải quyết xong vấn đề quản lý quan hệ khách hàng của doanh nghiệp kinh doanh phân phối dược bằng phần mềm SIS ERP ngành.