Phần Mềm Kế Toán

Phần mềm Kế toán Hành chính sự nghiệp

Phần mềm Kế toán hành chính sự nghiệp SIS HCSN được thiết kế phù hợp cho các tổ chức hành chính sự nghiệp (HCSN), bao gồm cả đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo hoặc được đảm bảo kinh phí hoạt động bởi ngân sách nhà nước. SIS HCSN đáp ứng chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp (HCSN) theo Thông tư 107/2017/TT-BTC và biểu mẫu kho bạc theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP. ...

Phần mềm Kế toán Hành chính sự nghiệp
Thông tin sản phẩm

Với mong muốn tạo ra một hệ thống phần mềm kế toán Hành chính sự nghiệp được triển khai và áp dụng chung cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức sử dụng kinh phí và ngân sách nhà nước, S.I.S Việt Nam đã ứng dụng các công nghệ mới nhất để xây dựng phần mềm SIS HCSN.

Ngoài việc tuân thủ và đảm bảo các quy định, chuẩn mực kế toán theo hệ thống kế toán Việt Nam, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư số 107/2017/TTTC, phần mềm SIS HCSN còn cập nhật đầy đủ biểu mẫu chứng từ, báo cáo, theo Thông tư số 11/2020/NĐ-CP, kết nối trực tiếp với dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc nhà nước để thực hiện giao dịch điện tử, hỗ trợ quản lý và phát hành hóa đơn/biên lai điện tử theo các quy định trong Thông tư 39/2014/TT-BTC, Thông tư 303/2016/TT-BTC, Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC. 

Phần mềm SIS HCSN cung cấp các chức năng quản lý nghiệp vụ tài chính phục vụ cho việc quản lý kho bạc, tiền mặt, tiền gửi, vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tiền lương, mua bán hàng, hóa đơn và công nợ, đồng thời hỗ trợ tính toán và quản lý thuế tổng hợp.

Phần mềm cập nhật kịp thời các chế độ, chính sách mới của Nhà nước

Các quy định liên quan đến lĩnh vực kế toán và ngân sách nhà nước:

  • Thông tư 107/2017/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
  • Nghị định 11/2020/NĐ-CP: Quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.
  • Thông tư 324/2016/TT-BTC: Quy định Hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.
  • Thông tư 99/2018/TT-BTC: Hướng dẫn báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán Nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên.
  • Thông tư 77/2017/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc Nhà nước.
  • Thông tư số 45/2018/TT-BTC: Hướng dẫn chể độ quản lý và tính hao mòn, khẩu hao tài sản cổ đinh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại do nghiệp.
  • Thông tư 76/2019/TT-BTC: Hướng dẫn kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông thủy lợi.
  • Nghị định 119/2018/NĐ-CP: Quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. 

1. Tự động định khoản

  • Chức năng tự động định khoản xử lý được 80% các giao dịch kế toán.
  • Tự động hạch toán tất cả các bút toán tương đương.
  • Tự động kết chuyển dữ liệu doanh thu, chi phí và tính thặng dư (thâm hụt).
  • Tự động hoàn thành hạch toán cuối năm và quyết toán số dư đầu năm.

2. Hệ thống báo cáo thông minh, đa chiều đáp ứng đầy đủ quy định

  • Phần mềm đáp ứng toàn bộ yêu cầu về mẫu biểu giao dịch kho bạc theo Nghị định 11/2020 và hệ thống báo cáo, sổ sách kế toán theo Thông tư 107/2017.
  • Tự động lập và kiểm tra báo cáo trước khi gửi lên chủ quản. Có khả năng gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán trực tuyến cho chủ quản.
  • Cung cấp nhiều báo cáo quản trị, biểu đồ thống kê theo nhu cầu giúp lãnh đạo dễ dàng nắm bắt được số liệu và chỉ đạo điều hành hiệu quả.

3. Hỗ trợ kết nối trực tiếp với cổng Dịch vụ công trực tuyến (DVC) và Hệ thống TKT của KBNN

  • Phần mềm cho phép kết nối trực tiếp với Cổng DVC của KBNN để thực hiện các giao dịch điện tử.
  • Có thể nộp báo cáo tài chính qua Cổng thông tin điện tử hệ thống Tổng kế toán của KBNN.

4. Quản lý phát hành hóa đơn/biên lai điện tử

  • Chức năng tự động hạch toán kế toán.
  • Lập báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn/biên lai và xuất dữ liệu kê khai thuế.
  • Hỗ trợ ký số trực tiếp trên phần mềm khi phát hành hóa đơn/biên lai điện tử.

5. Kết nối linh hoạt với nhiều hệ thống khác

  • Phần mềm kết nối với các chức quản lý ngân sách, quản lý tiền lương, quản lý tài sản, quản lý khoản thu, để tự động hạch toán và phân tích tình hình sử dụng ngân sách.
  • Có thể dễ dàng chuyển đổi dữ liệu từ các phần mềm kế toán SIS khác.

6. Tự động hóa toàn bộ quy trình gửi/nhận và tổng hợp báo cáo địa phương

  • Phần mềm có khả năng nắm bắt tình hình nộp báo cáo cấp dưới.
  • Tự động nhận, thẩm định và phê duyệt báo cáo cấp dưới trực tuyến.
  • Tự động kiểm tra và đối chiếu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán.
  • Tự động tổng hợp 100% báo cáo tài chính, quyết toán và quản trị toàn ngành/địa phương. 

1. Kế toán tiền và vật tư

Phản ánh tình hình thu và chi Ngân sách Nhà nước, tình hình giao nhận dự toán và tăng giảm vật tư.

2. Kế toán tài sản cố định

  • Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định như mua sắm, tính hao mòn và thanh lý tài sản cố định.
  • Tính hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp khác với tính khấu hao tài sản cố định ở các doanh nghiệp. Khấu hao tài sản cố định doanh nghiệp tính theo từng tháng, trong khi hao mòn tài sản cố định đơn vị hành chính sự nghiệp tính theo năm. 

3. Kế toán các khoản thu

Phần mềm kế toán SIS HCSN giúp hạch toán các khoản phải thu, bao gồm các khoản thu sử dụng tài khoản 511 trong đơn vị hành chính sự nghiệp có thu và các khoản phải thu và sử dụng tài khoản 311 trong đơn vị hành chính có sản xuất kinh doanh, còn trong các doanh nghiệp sử dụng tài khoản 131.

4. Kế toán về khoản bảo hiểm và lương

Giúp hạch toán về nghiệp vụ tính, chi lương và các khoản trích theo lương, bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

5. Kế toán khoản phải trả

Giúp hạch toán các khoản phải trả cho các đối tượng trong đơn vị hành chính sự nghiệp như nhà cung cấp, học sinh, sinh viên và một số đối tượng khác.

4. Kế toán nguồn kinh phí

Thực hiện các bút toán kế toán, đặc biệt là việc nhận dự toán do Ngân sách Nhà nước cấp và tăng các loại nguồn kinh phí bao gồm nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí dự án.

5. Kế toán nguồn kinh phí trong kinh doanh

Giúp nhận định nguồn kinh phí trong sản xuất kinh doanh của đơn vị và sử dụng nguồn chi phí đó như thế nào. Hạch toán nguồn chi phí kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp tương đồng với các doanh nghiệp, tuy nhiên có một số khác biệt nhất định.

6. Kế toán các khoản chi

Để hiểu và phân biệt sự khác biệt giữa việc chi cho các hoạt động thường xuyên, không thường xuyên, chi cho dự án và chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước. Đồng thời, lập kế hoạch sử dụng hợp lý các nguồn kinh phí để chi tiêu đó.

7. Kế toán khoản doanh thu

Phản ánh các khoản doanh thu, đặc biệt là các đơn vị hành chính sự nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh.

8. Kế toán các chi phí

Bao gồm kế toán các khoản chi phí cho sản xuất kinh doanh tại đơn vị hành chính sự nghiệp như chi lương, tiền công, phụ cấp, chi tiêu nguyên vật liệu cho sản xuất,...

9. Kế toán bút toán trong kết chuyển cuối kỳ

Nhiệm vụ này xử lý các dự toán, các nguồn kinh phí khác nhau và các khoản chi tiêu vào cuối kỳ kế toán năm.

10. Kế toán sổ sách và báo cáo tài chính

Phần mềm liệt kê các loại sổ sách cần in ra vào cuối kỳ kế toán năm và lập các báo cáo tài chính phù hợp. Mục đích là để cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong và bên ngoài đơn vị. 

Liên hệ với chúng tôi

Thông tin E-mail của bạn sẽ không biển thị công khai. Hãy cho chúng tôi biết mong muốn của bạn?