Khi nào thì doanh nghiệp cần thiết phải triển khai ERP?

Nếu doanh nghiệp của bạn đang có những dấu hiệu dưới đây thì chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn cần phải dùng phần mềm ERP:

1. Có quá nhiều phần mềm rời rạc đang được sử dụng ở doanh nghiệp bạn

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm đơn lẻ cho từng phòng ban khác nhau, các phần mềm này không có sự kết nối, liên kết chặt chẽ với nhau, từ đấy dẫn đến những bất cập như: dữ liệu không đồng nhất; nhập đi nhập lại dữ liệu nhiều lần, dữ liệu giữa các bộ phận khập khiễng, không khớp với nhau… Các dữ liệu sau khi được sửa chữa nhiều lần và chuyển qua chuyển lại giữa các bên cần sử dụng, nên sự sai sót diễn ra thường xuyên. Các sai sót này rất khó kiểm soát và gây nên một sự lãng phí nguồn lực rất lớn.

Thông thường, khi đầu tư các phần mềm quản lý rời rạc, doanh nghiệp sẽ ưu tiên cho các bộ phận kế toán, bán hàng trước, do đó các bộ phận còn lại bỗng nhiên sẽ trở thành một điểm yếu, trở thành nút thắt khó tháo và ảnh hưởng xấu đến đến các quá trình khác cũng như hiệu quả tổng thể của toàn bộ máy.

Quá nhiều phần mềm rời rạc khiến cho dữ liệu của doanh nghiệp không có tính liên kết.

ERP giúp ích như thế nào: Với giải pháp ERP, mọi phần mềm cần thiết này sẽ được tích hợp vào một hệ thống duy nhất, thay vì sử dụng rời rạc, riêng lẻ cho từng bộ phận. Từ đó các dữ liệu sẽ trở nên liên kết và kế thừa trên một giao diện duy nhất. Từ đó công việc của người quản lý cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi có thể nắm bắt được mọi hoạt động đang diễn ra của doanh nghiệp thông qua phần mềm ERP.

2. Khi doanh nghiệp bạn gặp khó khăn với kho dữ liệu

Một doanh nghiệp có nhiều phòng ban và phải quản lý rất nhiều mảng khác nhau như quản lý khách hàng, quản lý sản phẩm, quản lý nhân viên,… và đi kèm với công việc quản lý khó khăn vậy, doanh nghiệp thường có từ 2 tới 3 phần mềm riêng lẻ để quản lý các dữ liệu riêng. Việc này khiến thông tin không có sự thống nhất, trao đổi, tương tác giữa các phòng chức năng trong doanh nghiệp cũng như việc đồng bộ dữ liệu trong toàn bộ công ty.

Thiếu tính thống nhất, tính nhất quán trong hệ thống của một tổ chức sẽ khiến cho việc nắm bắt thông tin bị sai lệch, thiếu tính chính xác, và có thể gây nên những hậu quả không mong muốn. Điều này làm giảm năng suất công việc, nhà quản lý không nắm được chính xác tình hình công việc để đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời.

ERP giúp ích như thế nào: Tất cả dữ liệu về mọi mảng của doanh nghiệp sẽ được quản lý và thực hiện trên một hệ thống duy nhất. Mọi dữ liệu được cập nhật liên tục và được liên kết chặt chẽ với nhau. Chỉ với một hệ thống duy nhất, các phòng ban có thể dễ dàng liên kết với nhau và chia sẻ dữ liệu một cách dễ dàng.

3. Khó truy cập dữ liệu, thông tin không được cập nhật kịp thời

Dữ liệu được quản lý chặt chẽ và rõ ràng là nền tảng cho các phòng ban trong một doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả. Nếu chỉ sử dụng các phương pháp truyền thống hay rời rạc ở các phần mềm, thì với một khối lượng lớn thông tin sẽ gây khó khăn cho các quyết định của doanh nghiệp và việc nắm bắt kịp thời cũng như phân loại của nhân viên. Điều này gây lãng phí thời gian, tổn hại đến năng suất, hiệu quả của doanh nghiệp.

ERP giúp ích như thế nào: Ngoài việc dữ liệu được liên kết thì chúng còn ghi lại những thay đổi một cách nhanh chóng và kịp thời, do khả năng nhạy bén của mình. Như vậy tính đúng đắn của dữ liệu gần như là tuyệt đối trong mọi thời điểm, các quyết định của doanh nghiệp cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

4. Chưa phân tích được báo cáo tổng thể, hiệu quả kinh doanh

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chính là lợi nhuận hay nói một cách khác lợi nhuận chính là mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích được hiệu quả kinh doanh một cách triệt để là nắm rõ được doanh nghiệp đang ở đâu và đang có gì. Các biến động của các chỉ tiêu trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp, mức độ sử dụng các khoản chi phí, đặc biệt là sự biến động của doanh thu thuần, những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đều cần phải được làm rõ. Việc báo cáo tài chính hay phân tích hiệu quả kinh doanh không rõ ràng, không triệt để sẽ khiến bạn không nắm bắt được doanh nghiệp mình.

ERP giúp ích như thế nào: Mọi kết quả được đồng nhất, doanh nghiệp đạt hiệu quả thiết thực trong chi tiêu và cải thiện quá trình vận hành doanh nghiệp. Thông tin được cập nhật theo hệ thống thời gian thực, đảm bảo chính xác, đầy đủ giúp việc quản lý dễ dàng hơn và có thể kịp thời sửa chữa lỗi sai phát sinh trong quá trình sản xuất.